Bạn Ngủ Sớm Đi Tiếng Anh

Bạn Ngủ Sớm Đi Tiếng Anh

Cập nhật ngày: 11/07/2015 11:23:27

Cải thiện hiệu suất tập luyện thể dục thể thao

Lợi ích của ngủ đủ giấc cho các vận động viên là tăng hiệu suất từ tốc độ đến khả năng phối hợp, linh động hơn trong tập luyện và thi đấu. Đây là trợ thủ tuyệt vời cho những vận động viên đam mê tốc độ cao như trong các cuộc đua marathon.

Thời gian ngủ chính là lúc các cơ và mô phục hồi và tự sửa chữa các vết thương. Ngủ đủ giấc sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp, sức bền và phản xạ. Đồng thời, bạn sẽ giảm thiểu nguy cơ chấn thương hay động lực tập nếu cơ thể có thời gian nghỉ ngơi vừa đủ.

Các môn thể thao đòi hỏi sự bùng nổ như cử tạ, bơi lội, đấu vật, xe đạp đều đòi hỏi vận động viên chăm chút giấc ngủ bên cạnh nhưng giờ tập luyện. Khả năng khôi phục năng lượng khi ngủ là vô cùng tuyệt vời.

Tuy nhiên, đừng vượt quá giấc ngủ được khuyến nghị đối với các vận động viên. Nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ.

Lợi ích của việc ngủ sớm chắc chắn là để ngăn chặn sự thèm ăn và ăn nhiều vào ban đêm của một số người. Bạn sẽ dễ có xu hướng đói và muốn ăn gì đó nếu không thể ngủ được. Điều này sẽ tồi tệ cho cân nặng và sức khỏe của bạn.

Theo nghiên cứu, giấc ngủ thực sự quan trọng để quản lý cân nặng của chúng ta. Nếu ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến việc tiết cortisol. Là một hormone điều chỉnh sự thèm ăn và thiếu ngủ có khả năng làm đường trong máu tăng cao. Đồng nghĩa nếu không ngủ sớm, ngủ không đủ sẽ có nguy cơ tăng cân cao.

Thêm vào đó, những người thiếu ngủ, cơ thể dễ mệt mỏi và không thể thực hiện các hoạt động thể chất. Như vậy, việc tiêu hao năng lượng, đốt cháy chất béo sẽ giảm mạnh. Dẫn đến tích lũy mỡ thừa càng nhiều, gây béo phì.

Não bộ và hệ thần kinh là những bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi giấc ngủ. Ngủ sẽ tác động lớn nhỏ đến các chức năng khác nhau của não.

Nhận thức, sự tập trung là hai vấn đề được cải thiện thông qua giấc ngủ. Khi ngủ sớm và thức dậy đúng chu kỳ giấc ngủ, não bộ sẽ hoạt động có năng xuất hơn. Điều này giúp cho bạn có thể tập trung tốt hơn trong công việc, học tập.

Giảm căng thẳng cũng là một lợi ích của việc ngủ sớm. Thông thường, một người thiếu ngủ sẽ dễ dàng bị căng thẳng thần kinh, khó chịu và mất kiểm soát cảm xúc hơn. Bạn sẽ rơi vào trạng thái thấp thỏm, lo âu kéo dài nếu bị rối loạn giấc ngủ.

Các nghiên cứu cho rằng nếu bạn ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến não bộ. Chúng sẽ xuất hiện các trạng thái như rối loạn tâm trạng, cảm xúc và bồn chồn.

Thêm một lợi ích của việc ngủ sớm mà não bộ chúng ta được nhận là cải thiện bộ nhớ. Với những học sinh, sinh viên việc học quá khuya và ngủ ít đi mỗi ngày sẽ dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ nhanh chóng.

Số liệu thống kê nhiều năm gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ em, thanh thiếu niên bị rối loạn giấc ngủ, hay mắc các vấn đề về thần kinh tăng cao. Tất cả đều do thức quá khuya và phải dậy sớm thường xuyên.

Chất lượng giấc ngủ là yếu tố quan trọng để đầu óc tỉnh táo, tăng cường sự tiếp thu và giúp não bộ sàng lọc, tiếp nhận và lưu trữ thông tin tốt nhất. Mỗi giấc ngủ kéo dài 8 tiếng sẽ giúp cho bộ não xử lý thông tin cần thiết và lưu vào bộ nhớ, ngăn tình trạng giảm trí nhớ, quên mất thông tin sau khi thức dậy.

Do vậy, nếu không ngủ đủ, chính là cản trở quá trình hoạt động này của não bộ, khiến cho bạn dễ quên, khó ghi nhớ bất cứ thông tin nào được tiếp cận.

Giấc ngủ kém chất lượng có liên quan đến tăng chứng viêm trong cơ thể. Giấc ngủ quan trọng đối với chức năng hệ thần kinh trung ương. Nếu thiếu ngủ sẽ làm tăng quá trình stress oxy hóa, kích hoạt các đường truyền tín hiệu viêm bao gồm interleukin-6, protein phản ứng C,...

Các chứng viêm mãn tính chính là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh mãn tính hiện nay. Trong đó có béo phì, tiểu đường, bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer, tim, một số bệnh ung thư,...

Nên xây dựng thói quen ngủ sớm để giảm căng thẳng thần kinh trung ương. Ngủ đủ giấc sẽ hạn chế được chứng viêm mãn tính và ngăn ngừa được nhiều loại bệnh nguy hiểm, tăng tuổi thọ.

Cách để người thường xuyên thức khuya dễ đi vào giấc ngủ

Khi cơ thể đi vào giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ bị thay đổi. Nhiệt độ phòng quá cao khiến bạn bị khó ngủ, do đó, hãy hạ nhiệt độ khi bạn chuẩn bị đi ngủ và làm ấm lên khi bạn thức dậy.

Mỗi người sẽ thích nghi với một nền nhiệt độ khác nhau. Vì vậy hãy chọn một nhiệt độ phòng tương thích với cơ thể mình

Ngoài ra, việc tắm nước nóng hoặc tắm vòi sen cũng giúp đẩy nhanh sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể. Sau khi tắm nước nóng, cơ thể bạn hạ nhiệt, điều này có thể gửi tín hiệu đến não rằng bạn đang muốn đi ngủ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tắm nước nóng trước khi đi ngủ có thể cải thiện hiệu quả và chất lượng giấc ngủ.

Cơ thể luôn ở trong tình trạng căng thẳng sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Do đó, ngồi thiền tập yoga sẽ là một bộ môn giúp xoa dịu tâm trí, thư giãn cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Các động tác yoga sẽ giúp bạn tập được các cách thở và chuyển động cơ thể linh hoạt, đem lại sự yên tĩnh về tinh thần, giải tỏa căng thẳng. Phương pháp này còn có thể có tác động tích cực đến các thông số giấc ngủ như chất lượng, hiệu quả và thời gian. Giống như yoga, duy trì thói quen ngồi thiền sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

Trước khi đi ngủ hãy chọn ngồi thiền 30 phút để vào giấc ngủ dễ hơn

Công cụ giúp dễ đi vào giấc ngủ nhất chính là nệm và bộ ga giường. Đây là những vật dụng ảnh hưởng đến độ sâu và chất lượng của giấc ngủ. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn các loại nệm có độ cứng vừa phải để dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ.

Chất lượng của chiếc gối cũng rất quan trọng. Nó có khả năng quyết định đến sự thoải mái và đường cong cổ. Một nghiên cứu nhỏ đã xác định rằng gối chỉnh hình sẽ tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ so với gối lông vũ hoặc đệm mút.

Ngoài ra, chất liệu của vải quần áo cũng ảnh hưởng khá nhiều đến giấc ngủ. Hãy chọn những bộ quần áo có chất vải mềm, thoải mái, có độ co giãn và thấm hút tốt.

Cuối cùng, chất liệu vải của quần áo mặc đi ngủ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tốt nhất bạn nên chọn quần áo thoải mái, có độ co giãn và thấm hút tốt.

Tránh xa các máy móc điện tử trước khi đi ngủ

Một trong những nguyên nhân làm cho mất ngủ là do trước khi ngủ bạn tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian quá lâu. Việc xem tivi, điện thoại, máy tính sẽ trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Nguyên nhân là do ánh sáng xanh từ các thiết bị này phát ra sẽ ngăn chặn sự sản sinh melatonin.

Do đó, bạn nên ngắt kết nối tất cả các thiết bị điện tử như: Máy tính, điện thoại di động,... trước khi đi ngủ.

Tránh xa các máy móc điện tử trước khi đi ngủ

Để dễ dàng đi vào giấc ngủ, bạn có thể xông tinh dầu để thư giãn, giải tỏa stress cũng ngủ nâng cao chất lượng giấc ngủ. Những mùi hương được yêu thích nhất như: Hoa oải hương, bạc hà, hoa hồng gấm, tinh chất chanh, cam.

Caffeine có tác dụng chống lại sự mệt mỏi và kích thích sự tỉnh táo. Nó có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm và đồ uống như: Sôcôla, cà phê, nước ngọt, nước tăng lực,... Chất kích thích này có thể có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và thời lượng ngủ.

Mặc dù tác động của caffeine ở mỗi người là khác nhau nhưng bạn nên hạn chế tiêu thụ caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, bạn nên uống một loại trà nhẹ nhàng như trà hoa cúc để thúc đẩy giấc ngủ và thư giãn.

Để tránh những tác hại do thức khuya gây ra chúng ta nên hạn chế thức khuya, nên ngủ trước 12 giờ và đủ 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra uống đủ nước và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng là biện pháp giúp làm giảm tác dụng do việc thức khuya gây nên.