Ngoài chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ Công nghệ thông tin cũng là một trong những điều kiện cần thiết với những người đang xin việc, tốt nghiệp đại học, đặc biệt là những người thi tuyển công chức. Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh chứng chỉ Tin học A, B, C và chứng chỉ Ứng dụng CNTT theo TT03. Vậy làm thế nào để phân biệt 2 loại chứng chỉ này? Chứng chỉ tin học A, B, C còn giá trị sử dụng không? Khi nào cần thi chứng chỉ CNTT theo TT03? cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Chứng chỉ Tin học A B C còn giá trị sử dụng không?
Hiện nay, tỉ lệ tin học phổ biến gấp 6 lần so với ngoại ngữ. Trong đó khu vực đô thị lớn, nhân viên văn phòng sử dụng sử dụng tin học chiếm 83% so với 18% sử dụng ngoại ngữ. Khu vực đô thị trung bình, nhân viên văn phòng sử dụng tin học chiếm 65% so với 5% sử dụng ngoại ngữ.
Theo quy định hiện hành từ ngày 10/08/2016, TT liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT giữa Bộ GD78ĐT và Bộ Thông Tin Truyền Thông quy định về việc thi, cấp chứng chỉ công nghệ thông tin chính thức có hiệu lực . Thông tư quy định dừng việc đào tạo, thi và cấp chứng chỉ Tin học A,B,C (theo QĐ số 21/2000/Q Đ-BGD&ĐT ngày 03/07/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình Tin học ứng dụng A,B,C).
Mặc dù dừng cấp chứng chỉ tin học A B C nhưng chứng chỉ được cấp trước 10/8 vẫn có giá trị sử dụng vô thời hạn. Các chứng chỉ tin học A, B, C được cấp sau ngày 10/08/2016 sẽ không còn giá trị. Tuy nhiên, việc sử dụng bằng tin học A B C truyền thống còn phụ thuộc vào từng đơn vị chủ quản. Nếu cơ quan sử dụng bằng yêu cầu bạn phải có bằng ứng dụng công nghệ thông tin thì bắt buộc bạn phải thi chứng chỉ tin học mới để đáp ứng với vị trí công việc.
Trường hợp được cấp sau ngày 10/08/2016 thì các bạn cần đăng ký học và thi lại bằng tin học. Theo quy định tại thông tư 03/2014 thì chứng chỉ tin học đủ điều kiện bổ sung hồ sơ thi công chức, đáp ứng điều kiện ra trường là: Chứng chỉ tin học cơ bản, chứng chỉ tin học nâng cao, chứng chỉ tin học MOS và IC3.
Thay vào đó sẽ triển khai đào tạo, thi và cấp chứng chỉ chuẩn sử dụng CNTT theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT. Theo đó, những chứng chỉ Tin học A,B,C được cấp sau ngày 10/8 sẽ không còn giá trị. Các chứng chỉ tin học A,B,C được cấp trước ngày 10/8 sẽ có giá trị sử dụng tương đương với chứng chỉ chuẩn ứng dụng CNTT cơ bản (theo qui định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT).
Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 cụ thể hóa các yêu cầu về kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành đối với mỗi cá nhân trong việc sử dụng CNTT. Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT này là tiêu chuẩn mới, phù hợp hơn, thay thế cho chuẩn cũ theo QĐ số 21/2000/Q Đ-BGD&ĐT ngày 03/07/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Theo thông tư số 03/2014/TT-BTTTT, chứng chỉ chuẩn sử dụng CNTT được chia ra làm 2 chuẩn kỹ năng rõ ràng: Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao trong khi chứng chỉ A,B,C được chia ra làm 3 trình độ (trình độ A, trình độ B và trình độ C).
So sánh 2 loại chứng chỉ Tin học A, B, C với chứng chỉ Tin học TT03
Chứng chỉ tin học A B C là các chứng chỉ quốc gia được cấp cho các cá nhân đủ điều kiện, tham gia kỳ thi tại các đơn vị uy tín. Đây được xem là thước đo có giá trị nhất cho trình độ và năng lực tin học của các thí sinh. Trước đây A B C tin học được rất nhiều học viên lựa chọn theo học. Nó được chia làm các level cụ thể như sau:
Chứng chỉ A – Tin học văn phòng (THVP)
Chứng chỉ B – Tin học văn phòng (THVP)
Chứng chỉ B – Tin học quản lý (THQL)
Chứng chỉ B – Excel cho kế toán
Chứng chỉ C – THVP chuyên nghiệp
Chứng chỉ chuẩn ứng dụng CNTT cơ bản
Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm 6 mô đun:
Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao gồm 9 mô đun:
Trung tâm Tiếng anh – Tin học Edulife tổ chức các khóa học ôn thi và cấp chứng chỉ tin học theo TT03. Mọi thông tin vui lòng liên hệ
Địa chỉ: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội