Nhiều bạn trẻ đứng trước ngưỡng cửa đại học lo lắng vì không biết lựa chọn con đường nghề nghiệp tương lai ra sao. Yêu thích ngành cơ khí nhưng các em chưa biết rõ về cơ hội nghề nghiệp, ra trường có thể ứng tuyển những công việc gì? Chuyên gia nhân sự bật mí cho giới trẻ các ngành nghề có thể làm sau khi học cơ khí bao gồm kỹ sư gia công cơ khí, kỹ sư chế tạo máy, giảng viên,…
Các kiến thức được áp dụng thực tế
Các sản phẩm thiết yếu hằng ngày trong cuộc sống, từ những vật liệu đơn giản rẻ tiền (thìa, muỗng, xoong, chảo…) cho đến các thiết bị (tivi, tủ lạnh, máy giặt…) và các loại xe cộ đi lại đều là những thành quả sản phẩm của ngành cơ khí nói riêng và kỹ thuật nói chung.
Hình ảnh các sản phẩm gia dụng hằng ngày ngành cơ khí chế tạo
Các sản phẩm dùng một thời gian sẽ dẫn đến hỏng hóc, đối với một người học ngành cơ khí chúng ta phải biết nắm rõ được công nghệ của trang thiết bị, cách thức sử dụng và đưa ra được phương pháp sửa chữa.
Các kiến thức lý thuyết trên trường đôi khi khá khô khan, nhưng sau khi được áp dụng vào thực tế chúng ta sẽ thấy thích thú hơn đối với ngành cơ khí này.
Ngoài các kiến thức về chuyên ngành, sinh viên học ngành cơ khí sẽ còn được trau dồi các kiến thức về mảng máy tính, điện, điều khiển… đồng thời sinh viên sẽ được học về các môn tâm lý học, kinh tế và tiếp xúc với các môi trường làm việc công xưởng.
Không những được trau dồi tay nghề cứng, ngành cơ khí sẽ còn mở ra nhiều cơ hội về kinh doanh cũng như quản lý các cấp độ sản xuất khác nhau. Để đạt được mục tiêu như vậy, người học cần phải có một thái độ chuyên nghiệp và nỗ lực hết mình.
Trong một thị trường việc làm sau tốt nghiệp vốn nổi tiếng là khó khăn và tỉ lệ thất nghiệp cao như tại Việt Nam và một số quốc gia hiện nay, nếu như có tay nghề vững và sự tự tin vào nghề sẽ là một lợi thế lớn để có được một việc làm ổn định.
Một trong các ngành kỹ thuật dễ xin việc nhất là kỹ sư xây dựng và đặc biệt là các kỹ sư cơ khí, bởi chúng ta sẽ áp dụng các định luật toán học và vật lý cơ bản để tạo và chế tạo các thiết bị cơ khí chúng ta sử dụng hàng ngày. Mà nhu cầu về các ngành sản xuất sản phẩm tiêu dùng là không bao giờ bị hạn chế.
Tại Việt Nam, mức lương cho ngành cơ khí không thực sự hấp dẫn nếu so sánh với một số quốc gia tiên phong khác, do vậy nhiều người lựa chon xuất khẩu lao động với việc làm cơ khí và làm việc tại những quốc gia này như Nhật, Hàn Quốc… để mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
Những ngành nghề, công việc có thể làm sau khi học cơ khí
Sinh viên tốt nghiệp ngành cơ khí có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí theo sở thích và khả năng. Nắm rõ cơ hội nghề nghiệp, mức lương từng vị trí, việc cân nhắc lựa chọn trở nên dễ dàng hơn.
Tại các nhà máy, khu công nghiệp, vị trí thiết kế bản vẽ kỹ thuật luôn mở rộng cơ hội. Họ là người trực tiếp thể hiện ý tưởng chế tạo sản phẩm cơ khí qua những bản vẽ thiết kế. Những thông số, tiêu chuẩn, vật liệu để tạo ra thiết bị cơ khí cũng được nhà thiết kế bản vẽ chỉ rõ. Mức lương của vị trí này dao động trong khoảng từ 11 – 16 triệu đồng/tháng với kinh nghiệm tối thiểu 2 năm.
Xem thêm: Thiết kế cơ khí là gì? Công việc của một kỹ sư thiết kế cơ khí
Kỹ sư gia công cơ khí đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là sản xuất ra các bộ phận của công cụ, thiết bị cơ khí với sự tỉ mỉ, cẩn trọng cao. Nhiệm vụ của vị trí này là thiết lập chương trình, tọa độ, tốc độ các trục, vận hành máy, đồng thời kiểm soát chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thiện. Ứng tuyển vị trí kỹ sư gia công cơ khí, mỗi tháng người lao động có thể nhận được trung bình 12 triệu đồng/tháng.
Với vị trí kỹ sư chế tạo máy, các công việc chính thường làm là chịu trách nhiệm xử lý những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, khắc phục lỗi xảy ra khi vận hành. Đồng thời, các nguyên vật liệu, chủng loại sử dụng cũng do kỹ sư chế tạo máy đề xuất. Trong quá trình gia công chế tạo, họ là người tham gia cải tiến, theo dõi tiến độ để sản phẩm tạo ra hoàn hảo nhất. Thu nhập trung bình của kỹ sư chế tạo máy từ 1 – 2 năm kinh nghiệm vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng.
Các thiết bị máy móc sau 1 thời gian sử dụng sẽ phát những vấn đề hỏng hóc khiến việc vận hành kém hiệu quả. Lúc này các kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng phát huy vai trò nhằm giúp cho thiết bị hoạt động bình thường, tăng năng suất và hiệu quả. Vị trí kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng tuyển dụng phổ biến, mức lương dao động khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng với kinh nghiệm 1 – 2 năm.
Ngành cơ khí, nghề cơ khí là gì?
Cơ khí là ngành mà người học sẽ phải biết cách áp dụng các công thức về vật lý, toán học, các nguyên tắc về kỹ thuật kết hợp với các kinh nghiệm thực tế mà người đi trước hướng dẫn để thiết kế trên bản vẽ phần mềm hỗ trợ, mô phỏng máy, phân tích đưa ra công nghệ gia công sản phẩm từ đó đưa vào quy trình sản xuất, lắp ráp và cuối cùng là bảo trì hệ thống máy móc thiết bị cơ khí.
Hình ảnh động cơ dùng pin lithium-ion trong hệ thống xe điện
Nếu bạn yêu thích các dòng cơ khí, tìm hiểu nguyên lý hoạt động: Máy tiện vạn năng, Máy phay vạn năng , Máy mài
Để nắm rõ được bản chất của từng nguyên lý, các công thức thực nghiệm chúng ta sẽ phải hiểu được cốt lõi ngành gồm các mảng như: cơ học, động lực học, nhiệt động học, lý thuyết đàn hồi, lý thuyết bền,… Đồng thời sẽ phải kết hợp các công cụ hỗ trợ thiết kế, gia công, mô phỏng (Autocad, Solidworks, NX, Mastercam, Abaqus….)
Cơ hội việc làm của ngành cơ khí
Hằng năm, các tập đoàn lớn đóng đô ở Việt Nam thường tuyển nhân viên kỹ thuật rất là nhiều. Các tập đoàn lớn như Samsung, Canon, LG, Foxconn… một năm hai lần sẽ tiến hành tuyển nhân viên. Các cuộc thi sát hạch sẽ diễn ra, số lượng ứng viên đến tuyển khá là đông vì vậy việc cạnh tranh cũng rất là khó.
Hình ảnh cuộc thi GSAT cho Samsung tổ chức diễn ra – Nguồn: VietnamPlus
Ưu điểm khi lựa chọn việc làm ở đây: lương thưởng ở mức cao, chế độ đãi ngộ tốt, chính sách cho nhân viên tốt, có cạnh tranh trong công việc để phát triển bản thân…
Nhược điểm khi làm việc: làm việc môi trường hiện tại dẫn tới áp lực công việc cao, dễ bị đào thải, sẽ đảm nhiệm một chức vụ ở khâu nhất định thì sẽ mặc định làm việc ở đó lâu dài khiến việc sẽ bị thụ động kìm hãm tích lũy kinh nghiệm sau này
Xuất khẩu lao động nước ngoài đang là một trong những ngành nghề được quan tâm hiện nay. Với lượng tiền bỏ ra cho chi phí ở mức trung bình, các gia đình ở vùng nông thôn hiện đang tập trung cho con gái đi theo hướng này.
Việc đi xuất khẩu nước ngoài sẽ là nguồn thu nhập tương đối cao cho gia đình, sau khi đi 3-5 nước ngoài về người đi làm sẽ tích lũy được một lượng vốn ổn đồng thời việc làm sẽ cũng được rộng mở khi về Việt Nam nếu biết nắm bắt cơ hội.
Nhược điểm: Chi phí bỏ ra tương đối, dịch bệnh hiện đang hoành hành nên công việc bên đó còn bấp bênh, do đi làm xa nhà và Visa có hạn nên sẽ không thể làm lâu dài được.
Ứng tuyển vào các công ty tư nhân, bạn sẽ cần phải có kinh nghiệm làm việc để đứng cho một vị trí của công ty. Do môi trường không lớn, nhân viên không nhiều nên bạn sẽ phải đảm nhiệm nhiều vị trí với vai trò khác nhau.
Hình ảnh công nhân làm việc dây chuyền sản xuất
Làm việc ở đây, lương và thưởng cùng các chế độ sẽ không được như ở các tập đoàn đổi lại bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn và các cơ hội sau này.
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ Á CHÂU, chuyên lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm máy công cụ (máy cơ khí) xuất nhập khẩu. Hằng năm, chúng tôi vẫn luôn tuyển dụng các cán bộ kỹ thuật dịch vụ có kinh nghiệm về máy móc và trang thiết bị để tiến hành lắp đặt, sửa chữa và bảo trì máy móc cho các doanh nghiệp và chủ đầu tư cũng như các cán bộ kinh doanh có hiểu biết và các chủng loại máy công cụ: máy tiện, máy phay, máy mài, máy gia công EDM,....và ham thích kinh doanh gia nhập đội ngũ của chúng tôi