Hợp Đồng Trung Việt

Hợp Đồng Trung Việt

Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Hoạt động giao thương buôn bán giữa hai quốc gia vẫn diễn ra rất sôi động. Trong quá trình giao dịch, các đơn vị xuất nhập khẩu ở quốc gia này, chắc hẳn bạn sẽ cần tham khảo một số mẫu hợp đồng song ngữ Việt – Trung.

Nội dung cơ bản trong hợp đồng song ngữ Việt – Trung

Điểm khác biệt duy nhất giữa hợp đồng song ngữ Việt – Trung và hợp đồng thông thường chỉ là cách thức thể hiện ngôn ngữ trên cùng một văn bản. Theo đó, trên cùng văn bản hợp đồng song ngữ Việt – Trung, toàn bộ thông tin điều khoản đều được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung.

Nội dung cơ bản trong hợp đồng song ngữ nói chung và song ngữ Việt Trung vẫn phải đầy đủ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể trích dẫn luật:

“Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”

Nội dung trong hợp đồng song ngữ Việt – Trung vẫn phải đầy đủ chi tiết

Ứng với từng nội dung, bên soạn thảo cần thể hiện chi tiết bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung để các chủ thể chủ đều có thể hiểu, thực thi đúng nghĩa vụ và hưởng quyền lợi theo đúng quy định.

Hợp đồng song ngữ Việt – Trung là gì?

Hợp đồng song ngữ Việt – Trung đơn giản là loại hình hợp đồng được soạn thảo bằng cả ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Trung trên cùng một văn bản, giúp các chủ thể giao kết có thể nắm rõ nội dung của hợp đồng.

Hợp đồng song ngữ Việt – Trung được soạn thảo bằng hai ngôn ngữ trên cùng một văn bản

Tương tự như hợp đồng dân sự thông thường, hợp đồng song ngữ Việt Trung vẫn được xác lập dựa trên tinh thần tự nguyện của tất cả chủ thể giao kết. Mỗi bên trước khi ký kết hợp đồng đều có quyền tự do thỏa thuận mọi điều khoản.

Khi nào cần áp dụng hợp đồng song ngữ Việt – Trung?

Hợp đồng song ngữ Việt – Trung có thể phát sinh trong nhiều trường hợp. Đặc biệt là khi giao thương thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày một phát triển thì việc sử dụng hợp đồng song ngữ cũng ngày càng cần thiết hơn. Sau đây là một vài trường hợp áp dụng cụ thể:

Hợp đồng song ngữ Việt – Trung có thể phát sinh trong nhiều trường hợp

Nói chung, hợp đồng song ngữ Việt – Trung thường phát sinh trong trường hợp chủ thể của hợp đồng có cả người Việt Nam và người Trung Quốc.

Quy định về giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể của hợp đồng song ngữ

Quy định pháp luật hiện hành không cấm cá nhân, tổ chức doanh nghiệp giao kết bằng hợp đồng song ngữ Việt – Trung. Tuy nhiên, khi nộp hợp đồng cho phía cơ quan tòa án tại Việt Nam để xử lý tranh chấp thì hợp đồng này phải dịch sang ngôn ngữ tiếng Việt kèm công chứng và chứng thực theo quy định pháp luật.

Nếu giải quyết tranh chấp tại Việt Nam, hợp đồng phải được dịch sang tiếng Việt

Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng thường do hai bên thỏa thuận. Trường hợp xảy ra tranh chấp, các bên tham gia giao kết phải thỏa thuận với nhau về ngôn ngữ áp dụng tại tòa án phân xử.

Trường hợp trong hợp đồng ban đầu không quy định ngôn ngữ áp dụng giải quyết tranh chấp, cả hai ngôn ngữ trong hợp đồng đều có giá trị ngang nhau. Trong tình huống này, phía cơ quan phân xử cần sử dụng đến tất cả tài liệu, trao đổi trực tiếp với từng bên để xác định nội dung chính xác của hợp đồng đó rồi mới đưa ra quyết định.

Nếu tranh chấp được giải quyết tại Việt Nam, chủ thể hợp đồng đều là cá nhân hoặc pháp nhân Việt Nam thì ngôn ngữ áp dụng cho hợp đồng phải là tiếng Việt.

Mẫu hợp đồng song ngữ Việt – Trung mới nhất

Để hạn chế rủi ro khi tham gia ký kết hợp đồng song ngữ Việt – Trung, bạn cần soạn thảo hợp đồng theo đúng quy định, thể hiện chính xác nội dung theo cả tiếng Việt và tiếng Trung. Lúc này, bạn nên nhờ đơn vị soạn thảo riêng, dịch chi tiết tất cả điều khoản tiếng Việt ra tiếng Trung hoặc ngược lại.

Trong quá trình soạn thảo, bạn có thể tham khảo qua một vài mẫu hợp đồng song ngữ Việt – Trung. Chẳng hạn như mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa dưới đây:

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa song ngữ Việt – Trung kèm link download

Các giải pháp hợp đồng điện tử ngày càng hỗ trợ hiệu quả quá trình soạn thảo, ký kết hợp đồng song ngữ. Trong đó, FPT.eContract chính là giải pháp tiên phong, giúp doanh nghiệp số hóa quy trình ký hợp đồng, với những lợi ích thiết thực như:

Danh sách một số doanh nghiệp đang ứng dụng giải pháp FPT.eContract

FPT.eContract đang là sự lựa chọn của hơn 2.000 doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam. Nếu cần ứng dụng giải pháp tiên tiến này, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử để xem xét lựa chọn các gói phần mềm phù hợp.

Ngoài các gói phần mềm trả phí, FPT mới giới thiệu FPT.eContract Lite miễn phí, hỗ trợ khách hàng tạo hợp đồng không giới hạn. Nếu chưa sẵn sàng sử dụng bản trả phí, quý khách hàng hãy thử trải nghiệm FPT.eContract Lite.

FPT.eContract vừa cập nhật mẫu hợp đồng song ngữ Việt – Trung mới nhất và các thông tin liên quan khác. Mong rằng những chia sẻ trên đã phần nào giúp ích quý khách hàng hiểu hơn về loại hợp đồng này. Nếu như muốn biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp FPT.eContract, nhận demo miễn phí, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

– Căn cứ vào Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019;

根据2019年11月20日第45/2019/QH14号《劳动法典》;

– Căn cứ vào Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

根据政府于2020年12月14日颁布关于详细规定和指导《劳动法典》关于劳动条件和劳动关系的若干条款的执行事宜的第145/2020/ND-CP号议定。

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm …..…. tại …………………………………………

Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………………

Số CCCD: ………..                  Ngày cấp: ………..                  Nơi cấp: ………..

公民身份号码:………..       签发日期:………..                签发机关:………..

Cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng lao động và cam kết tuân thủ theo đúng những điều khoản sau đây:

经协商,双方就以下条款达成一致同意签署并承诺严格执行本劳动合同:

工作部门:……….部专                                业职称(工作岗位):……….

– Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

在管理层(以及被任命或授权负责的个人)的管理和调度下,按照其专业职称执行工作。

– Phối hợp cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong Công ty để phát huy tối đa hiệu quả công việc.

– Hoàn thành những công việc khác tùy thuộc theo yêu cầu kinh doanh của Công ty và theo quyết định của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

1.Thời gian làm việc: Từ ngày thứ 2 đến thứ 6:

1.1 Ca hành chính: 08h00 – 17h00

正常班:08:00–17:00 1.2 Luân ca: Ca sáng: 07h00 – 16h00

轮班:           早班:07:00 –16:00 Ca chiều: 16h00 – 01h00 (ngày hôm sau) 晚班:16:00 –(第二天早上)01:00

工作设备和工具由公司根据工作需要分配,工作场所的劳动安全卫生条件按现行法律规定执行。

Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động

以爱岗敬业、尽心竭力和勤奋好学的精神执行工作,确保以最高效率完成由公司管理层(以及管理层任命或授权负责的个人)(以书面或口头方式)分配和调度的工作。

掌握和严格遵守公司的劳动纪律、劳动安全、劳动卫生、消防、公司文化、劳动规则和主张、政策。

Sự tương đồng cơ bản giữa pháp luật hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc

Đến nay, Việt Nam và Trung Quốc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào các lĩnh vực của đời sống quốc tế đã và đang đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới về hoàn thiện thể chế thị trường với nhiều đạo luật mới được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong đó, các quan hệ về kinh doanh, lao động, đầu tư, thương mại được hình thành trên cơ sở của quá trình thương lượng, đàm phán và giao kết hợp đồng được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành trên nhiều lĩnh vực khác nhau tạo ra sự phong phú, đa dạng của các loại hợp đồng cụ thể: hợp đồng mua bán; hợp đồng cung cấp điện, nước; hợp đồng tặng cho; hợp đồng cho vay; hợp đồng cho thuê tài chính; hợp đồng thầu (hoặc đấu thầu); hợp đồng vận tải (bao gồm hợp đồng vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, vận tải đa phương thức; hợp đồng công nghệ (hoặc hợp đồng chuyển giao công nghệ, gồm hợp đồng nghiên cứu phát triển công nghệ, hợp đồng chuyển nhượng công nghệ và hợp đồng cấp phép công nghệ, hợp đồng tư vấn công nghệ và hợp đồng dịch vụ công nghệ); hợp đồng kho bãi; hợp đồng ủy thác; hợp đồng lưu ký chứng khoán; hợp đồng môi giới; hợp đồng chuyển nhượng tài sản... Sự ảnh hưởng lẫn nhau của các yếu tố về chính trị, văn hóa, xã hội đã tác động và đưa đến những điểm tương đồng nhất định trong quy định pháp luật nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng. Những điểm tương đồng đó được thể hiện:

Thứ nhất, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc đều thể hiện những điểm khá thống nhất về việc xác định nguyên tắc tự do, thỏa thuận, bình đẳng, tự nguyện, trung thực (với Trung Quốc là bảo đảm chữ tín)... tôn trọng pháp luật và đạo đức xã hội được đề cao cũng như việc coi trọng nội dung, các nguyên tắc trong hợp đồng là những giá trị quan trọng để thực hiện quyền - nghĩa vụ của các bên chủ thể.

Thứ hai, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc đều có những quy định cụ thể về đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết cũng như các quy định về thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức hợp đồng (đây được xem như là những yếu tố cơ bản tác động đến vấn đề hiệu lực của hợp đồng).

Thứ ba, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc đều quy định những nguyên tắc thực hiện hợp đồng một cách căn bản như: thực hiện đúng cam kết, thực hiện đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian, thanh toán... (giúp cho việc thực hiện hợp đồng thuận lợi hơn, các bên có thể dễ đạt được mục đích đặt ra hơn).

Thứ tư, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc đều có quy định về bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba (quá trình thực hiện hợp đồng là một quá trình có thể liên quan đến những chủ thể khác).

Thứ năm, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc đều có những quy định giống nhau về việc thay đổi và chấm dứt hợp đồng, trong trường hợp này quan hệ hợp đồng đều đã tồn tại, nhưng bởi vì có sự nhầm lẫn, hoặc thủ đoạn gian dối hay cưỡng ép khi giao kết hợp đồng khiến cho hợp đồng bị thay đổi. Đồng thời, cả pháp luật Việt Nam và Trung Quốc đều quy định việc hủy bỏ hợp đồng mà khiến cho việc thực hiện hợp đồng bị dừng lại và hậu quả pháp lý là hai bên phải hoàn trả tài sản cho nhau hoặc hoàn trả giá trị tương đương của tài sản.

Thứ sáu, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc đều có quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cùng các biện pháp khắc phục như bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm…

Sự khác biệt cơ bản giữa pháp luật hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc

Mặc dù có những điểm giống nhau trong pháp luật về hợp đồng như đã phân tích ở trên, song Việt Nam có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển với tốc độ chưa nhanh và cũng không phát triển “nóng” như Trung Quốc; hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng và ban hành phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, nhiều chế định về hợp đồng đều được quy định trong Bộ luật Dân sự, là cơ sở để Nhà nước ban hành quy định về hợp đồng trong các luật chuyên ngành như Bộ luật Lao động, Luật Thương mại, Luật Chứng khoán, Luật Thương mại điện tử, Luật Khoa học và công nghệ... Trong khi đó, Trung Quốc điều chỉnh các quan hệ, giao dịch liên quan đến hợp đồng chủ yếu thông qua Luật Hợp đồng; đến năm 2020 Trung Quốc mới ban hành Bộ luật Dân sự với 1.260 điều và phần “Hợp đồng” có 562 điều thay thế cho Luật Hợp đồng trước đây... Nhìn chung, sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật hợp đồng Trung Quốc được thể hiện ở những nội dung sau:

Một là, chế định hợp đồng trong pháp luật Việt Nam được quy định xuất phát từ Bộ luật Dân sự; nhiều quy định trong các chế định hợp đồng về lao động, kinh doanh, thương mại… được áp dụng theo những nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự. Đặc biệt, những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại, mà không ban hành luật về hợp đồng riêng như pháp luật Trung Quốc. Đây là điểm khác biệt đặc trưng của chế định hợp đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam và Trung Quốc; sự khác biệt này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu và vận dụng vào điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Hai là, về đối tượng điều chỉnh đối với hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, ngoài Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Bộ luật Lao động… còn có những quy định có liên quan tới trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, do Bộ luật Dân sự và những đạo luật chuyên ngành khác cùng tồn tại, riêng rẽ nên vấn đề vi phạm hợp đồng chủ yếu áp dụng các quy định của các luật chuyên ngành (kinh doanh, thương mại, lao động…). Trong khi đó, Trung Quốc áp dụng luật hợp đồng thống nhất nên vấn đề trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, dù là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại cũng đều do Bộ luật Dân sự điều chỉnh, điều này tạo ra điểm khác biệt cơ bản đối với chế định hợp đồng trong pháp luật Trung Quốc thời gian qua.

Ba là, do Việt Nam và Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, trên phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa đều có những nét tương đồng, nên trên phương diện pháp luật hợp đồng có rất nhiều điểm chung. Việt Nam và Trung Quốc đều có thời gian tương đối dài thực hiện thể chế kinh tế kế hoạch, chính vì vậy, khi mới chuyển sang kinh tế thị trường, có một giai đoạn, thể chế thị trường và pháp luật không phù hợp với quy luật phát triển của kinh tế thị trường. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 với nhiều nội dung trong chế định hợp đồng được chuyển hóa vào Luật Thương mại. Trong khi đó, mặc dù Trung Quốc đã ban hành Bộ Luật Dân sự nhưng lại ban hành luật hợp đồng thống nhất và các luật đơn hành điều chỉnh quan hệ hợp đồng; cho đến nay Trung Quốc đã ngày càng hoàn thiện hơn pháp luật về dân sự nói chung cũng như pháp luật về hợp đồng nói riêng dựa trên mô hình luật dân sự - thương mại hợp nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam và Trung Quốc đều tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên bên cạnh những điểm tương đồng thì vẫn còn những khác biệt thể hiện đặc trưng của các chế định hợp đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam và Trung Quốc như đã phân tích ở trên.

Đặc biệt, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đều chịu sự chi phối, tác động của quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra sâu rộng, mang tính tất yếu nên nhu cầu về hợp tác, chia sẻ đòi hỏi phải tiếp tục phát triển các chế định hợp đồng; bảo đảm để các quy định pháp luật về hợp đồng đóng vị trí, vai trò là công cụ điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong đời sống nhân loại. Bên cạnh sự hội nhập quốc tế, thách thức về phát triển nền kinh tế thị trường cũng đặt ra yêu cầu đối với pháp luật về hợp đồng để điều chỉnh các quan hệ sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa của các tập đoàn kinh tế, nhất là đối với các tập đoàn đa quốc gia, hoạt động xuyên quốc gia. Hơn nữa, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp cách mạng 4.0, sự bùng nổ thông tin, sự phát triển của khoa học - công nghệ cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến việc giao kết, thực hiện hợp đồng giữa các chủ thể hiện nay.

Một số kiến nghị đối với việc tham khảo pháp luật hợp đồng Trung Quốc khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam

Để việc tham khảo, vận dụng quy định pháp luật Trung Quốc về hợp đồng khi xây dựng, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam thời gian tới phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội nước ta đạt hiệu quả cao nhất, cần cân nhắc và có thể thực hiện theo các giải pháp và tập trung vào một số nội dung cơ bản dưới đây:

Thứ nhất, việc vận dụng phải bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam; vì trên thực tế, Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế ở xuất phát điểm không cao, các quan hệ được pháp luật hợp đồng điều chỉnh thường chỉ tập trung ở các lĩnh vực kinh tế, dân sự với phạm vi hẹp, tính liên thông, thống nhất chưa cao, nhất là những quan hệ hợp đồng về bất động sản, logistic, ủy thác, tài chính, chứng khoán, thuế, chuyển giao khoa học công nghệ,… Trong khi đó, kinh tế - xã hội của Trung Quốc trong những năm gần đây phát triển rất mạnh (với vị thế nền kinh tế thứ 2 trên thế giới) và tăng trưởng “nóng”; hệ thống pháp luật Trung Quốc nói chung vẫn mang tình đặc thù từ thiết chế chính trị “một Trung Quốc hai chế độ” và có những quy định riêng cho những khu vực tự trị của Trung Quốc đại lục.

Thứ hai, cùng với những điểm rất giống nhau về lịch sử, văn hóa được thể hiện ở các phương diện như trên đã tác động mạnh mẽ đến sự giống nhau về phong tục, tập quán, truyền thống, tư duy, tôn giáo và pháp luật. Ở góc độ thể chế pháp luật, cả Việt Nam và Trung Quốc đều thực hiện thể chế pháp luật xã hội chủ nghĩa; hiện nay cả hai nước đều đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên việc trao đổi, học tập, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về hợp đồng là rất cần thiết.

Thứ ba, khi tham khảo, vận dụng vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam, bên cạnh việc xác định các quan hệ giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại; hợp đồng dân sự và hợp đồng lao động thì cần tập trung vào một số nội dung cơ bản của các chế định hợp đồng theo pháp luật Trung Quốc, bao gồm:

Một là, về các nguyên tắc của chế định hợp đồng: Trong các nguyên tắc cơ bản của Luật Hợp đồng Trung Quốc (nay được quy định trong Bộ luật Dân sự Trung Quốc năm 2020) có những nguyên tắc như tự do hợp đồng, nguyên tắc về thời hiệu, thời hạn, hiệu lực của hợp đồng… khá giống với các nguyên tắc về hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và các Luật Thương mại, Luật Thương mại điện tử, Luật Xây dựng, Luật Đất đai… của Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có những nguyên tắc có sự khác biệt như “nguyên tắc trung thực, bảo đảm chữ tín”, “nguyên tắc hợp đồng chính nghĩa” hay “nguyên tắc xanh”… là những nguyên tắc kết hợp từ xã hội truyền thống đến xã hội đương đại, nhất là “nguyên tắc xanh” là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự Trung Quốc. Nội dung nguyên tắc này tập trung hướng đến tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái nên nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng, phát triển một xã hội hài hòa với thiên nhiên, phát triển bền vững, thể hiện trách nhiệm bảo đảm cho các thế hệ tương lai.

Hai là, về giao kết hợp đồng: Trong giao kết hợp đồng, pháp luật Trung Quốc có quy định cụ thể về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng để thể hiện ý muốn của các bên tham gia giao kết hợp đồng (một bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và một bên bày tỏ sự đồng ý đối với đề nghị giao kết hợp đồng đó). Ngay ở giai đoạn này, pháp luật hợp đồng đã có quy định về hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời gian tồn tại của nó. Tuy nhiên, những quy định này chỉ được áp dụng và có hiệu lực khi các bên vẫn tồn tại và phải thực hiện hợp đồng (không chuyển giao sự kế thừa hợp đồng cho chủ thể khác). Những quy định này mang tính định hướng cao đối với những vấn đề phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng.

Ba là, về hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng mang đặc trưng của một hành vi pháp luật dân sự, do đó, đối với các vấn đề pháp lý về hiệu lực của hợp đồng như điều kiện có hiệu lực, hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng được dẫn chiếu với các điều khoản về hành vi pháp luật dân sự. Theo đó, để hợp đồng có hiệu lực cần đáp ứng được các điều kiện về chủ thể, biểu thị ý chí và không trái với quy định pháp luật, trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục. Điểm đặc biệt ở đây đó là pháp luật Trung Quốc đã có những điều khoản về sự dẫn chiếu đối với các phần khác trong Bộ luật Dân sự, tạo nên một sự liên kết chặt chẽ trong tổng thể của Bộ luật cũng như xoáy sâu vào bản chất pháp lý của hợp đồng.

Bốn là, về giải thích hợp đồng, nội dung và hình thức hợp đồng: Mặc dù có những nét tương đồng trong quy định về giải thích hợp đồng như ngoài thông qua ngôn từ cần phải căn cứ vào ý chí mà các bên thể hiện cũng như tính chất, mục đích của hợp đồng; nội dung và hình thức hợp đồng có những quy định mang tính gợi mở và định hướng cao, có xu hướng bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam tập trung quy định chi tiết đối với các trường hợp cụ thể. Trong khi đó, pháp luật Trung Quốc một lần nữa dẫn chiếu đến các điều khoản về biểu thị ý chí trong Bộ luật Dân sự, như một sự định hướng phải hiểu rõ bản chất của hợp đồng. Đồng thời, quy định pháp luật của Trung Quốc còn đề cập đến việc giải thích hợp đồng khi có từ hai ngôn ngữ trở lên, nhấn mạnh nguyên tắc trung thực, bảo đảm chữ tín, chỉ dẫn chi tiết đối với hình thức hợp đồng của các hành vi trao đổi dữ liệu điện tử, định hướng xác lập hợp đồng qua các văn bản hợp đồng mẫu, điều khoản mẫu. Có thể thấy, đây đều là những vấn đề pháp lý phổ biến trong hoạt động đời sống kinh tế xã hội hiện nay.

Năm là, về thực hiện hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Pháp luật về hợp đồng của Trung Quốc nhấn mạnh các nguyên tắc thực hiện hợp đồng mà trong đó thể hiện rõ tư tưởng tôn trọng tự do hợp đồng giữa các bên, đồng thời cũng đòi hỏi các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng phải có nghĩa vụ với đối tượng mà mình giao kết cũng như nghĩa vụ đối với nhà nước, với môi trường sinh thái. Các quy định về thực hiện hợp đồng không chỉ xoay quanh phạm vi thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong hợp đồng mà còn quy định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, hợp đồng do người thứ ba thực hiện, quyền từ chối thực hiện của các chủ thể trong hợp đồng. Ngoài ra, pháp luật Trung Quốc đưa ra một quy định chung đối với trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, mà theo đó, cũng xây dựng cơ chế khắc phục như bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm thỏa thuận hay đặt cọc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trên cơ sở nguyên tắc công bằng, được tự do thỏa thuận nhưng phải bảo đảm cân bằng lợi ích giữa các bên, cũng như tuân thủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Đây cũng là một trong những điểm có giá trị tham khảo, bởi chế định hợp đồng trong pháp luật Trung Quốc được tập trung tại Bộ luật Dân sự, mà Trung Quốc lại đi theo thể chế “dân sự - thương mại hợp nhất”, chưa kể giữa các điều khoản có tính kết nối chặt chẽ, do đó, các quy định về đa số mang tính chất tương đối nhằm mục đích hài hòa, cân bằng khi áp dụng.

Bộ luật Dân sự năm 2020 được ban hành như một thành tựu to lớn sau bao năm nỗ lực trong công cuộc xây dựng pháp luật của Trung Quốc. Từ cơ sở xây dựng pháp luật theo thể chế “dân sự - thương mại hợp nhất” đến tư duy hoàn thiện từng lĩnh vực pháp luật đặc thù như hợp đồng, thừa kế, hôn nhân gia đình… sau cùng hợp nhất lại thành một Bộ luật Dân sự hoàn chỉnh với kết cấu bao quát mọi hoạt động trong lĩnh vực dân sự. Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự được xây dựng trên cơ sở Luật Hợp đồng năm 1999, quá trình sáp nhập đã khiến cho chế định này ngày càng tiệm cận hơn và trở thành một phần của lĩnh vực luật dân sự - thương mại, các vấn đề pháp lý của chế định này cũng như bản chất và đặc trưng của hợp đồng được quy định xen kẽ trong Bộ luật, tạo nên một thể thống nhất phù hợp với bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của Trung Quốc. Có thể thấy, đây là một công trình đồ sộ và mất rất nhiều thời gian, công sức, tâm huyết để hoàn thiện. Với nền lập pháp của Việt Nam hiện tại cùng những nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay, việc nghiên cứu và phân tích Bộ luật Dân sự năm 2020 của Trung Quốc nói chung và chế định hợp đồng trong Bộ luật này nói riêng sẽ góp phần đưa ra nhiều gợi mở, góc nhìn mới trong công cuộc xây dựng pháp luật của Việt Nam.

1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (Tập I).

2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (Tập II).

4. Bộ luật Dân sự năm 2005, năm 2015.

7. Luật Hợp đồng Trung Quốc năm 1999.

8. Bộ luật Dân sự Trung Quốc năm 2020.

9. Deluxe Black’s Law Dictionary, West Publishing Co, 1990.

10. Mễ Lương (2010), Hợp đồng dân sự trong pháp luật của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Cách tính thời hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự