Không Quân Thái Lan

Không Quân Thái Lan

Thái Lan – địa điểm du học đầy tiềm năng của Châu Á Thái Lan – đất nước vốn được mệnh danh là thiên đường du lịch, nơi có con người thân thiện và vui vẻ, khí hậu nhiệt đới độc đáo, nền văn hóa và lịch sử lâu đời, tỏa sáng với những ngôi đền rực rỡ nguy nga, những bãi biển trải dài và ẩm thực tuyệt vời. Bên cạnh đó, trong một vài năm gần đây, số lượng du học sinh Việt Nam lựa chọn Thái Lan đã tăng lên đáng kể. Hiện nay đã có hơn một nghìn học sinh tự túc đang theo học tại nhiều trường đại học Thái.

Cần chuẩn bị những gì khi du lịch Thái Lan

Để chuyến đi dễ dàng hơn hãy chuẩn bị cho mình một lịch trình cụ thể điểm đến, nơi ăn uống, nghỉ ngơi, di chuyển điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong chuyến đi và cũng mang đến những trải nghiệm tuyệt vời hơn tại Thái Lan.

Trước khi đi, bạn cần chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ các loại giấy tờ giúp cho quá trình nhập cảnh thuận lợi hơn. Hành lý với đầy đủ vật dụng quan trọng cũng là điều không thể bỏ qua lựa chọn những loại trang phục phù hợp, kem chống nắng, áo khoác mỏng, mũ, ô là những vật dụng không nên bỏ quên.

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi đi Thái Lan có cần hộ chiếu không và những điều cần thiết khi chuẩn bị nhập cảnh vào Thái Lan. Đừng quên liên hệ với SaigonTimes Travel để hiểu kỹ hơn về những thủ tục khi đến Thái Lan và chuẩn bị cho chuyến đi sớm nhất đến Xứ chùa vàng nhé.

Với nhiều năm kinh nghiệm với vị trí content writer và sáng tạo nội dung, đặc biệt là mảng về du lịch, Thảo Yoko hiện đang là biên tập viên phụ trách chính về phần nội dung mảng Tour du lịch nước ngoài của Saigontimes Travel.

Tiền đạo Sheydayev (Buriram) đánh nhau với cầu thủ Chiết Giang - Ảnh: Sohu

Trận đấu diễn ra tại Trung Quốc tối 29-11 trong khuôn khổ lượt trận thứ 5 bảng H của AFC Champions League 2023 - 2024. Kết thúc 90 phút thi đấu, đội chủ nhà Chiết Giang đã đánh bại Buriram United với tỉ số 3-2. Dù vậy, sau khi trận đấu kết thúc, cầu thủ và các thành viên ban huấn luyện hai đội đã lao vào đánh nhau, tạo nên quang cảnh hết sức hỗn loạn.

Cầu thủ Thái Lan và Trung Quốc xô xát dữ dội trên sân

Sau sự việc, trang Sohu đã có bài viết mang tiêu đề: Làm sáng tỏ trận đấu giữa Buriram United với Chiết Giang, ai phát động cuộc ẩu đả trước?

Theerathon Bunmathan bị báo Trung Quốc "tố" là kẻ gây chiến - Ảnh: Sohu

Mở đầu bài viết tác giả nhận định: "Trong suốt trận đấu, sự giận dữ của đôi bên đã được tích tụ, dồn nén đến tột đỉnh. Sau trận đấu, ba cầu thủ Buriram bước ra khỏi sân, còn hai cầu thủ đội Chiết Giang bước vào sân, khi hai bên chạm mặt nhau không rõ vì lý do gì đã xảy ra tranh cãi.

Một cầu thủ Thái Lan đã chỉ vào cầu thủ Chiết Giang và chửi rủa, từ đây một cuộc ẩu đả bắt đầu. Ba cầu thủ Thái Lan đã đánh nhau với hai cầu thủ Chiết Giang.

Thấy đồng đội bị đánh, đông đảo cầu thủ và ban huấn luyện Chiết Giang lao vào sân bao vây các cầu thủ Thái Lan, lúc này các cầu thủ Buriram United cũng bắt đầu nhập cuộc.

Trong trận hỗn chiến, tiền đạo số 10 Ramil Sheydayev (Buriram United) đã dùng đòn kẹp cổ tiền vệ Yao Junsheng (Chiết Giang). Sheydayev sau đó đã bị nhiều thành viên đội Chiết Giang ném xuống đất và bị một nhóm đông người đánh đập tập thể. Toàn bộ cuộc ẩu đả kéo dài khoảng 2 phút.

Tiếp đến, cầu thủ số 11 Coles (Buriram United) đã có hành vi không đẹp khi thực hiện động tác giơ hai ngón tay cái chĩa xuống đất để khiêu khích các cổ động viên đội Chiết Giang. Một thành viên ban huấn luyện Buriram United cũng giơ "ngón tay thối" về phía khán đài. May mắn là đội Chiết Giang đã kiềm chế, không khiến sự việc đánh nhau tái diễn".

Thành viên ban huấn luyện Buriram United giơ "ngón tay thối" về phía khán giả Chiết Giang - Ảnh: Sohu

Báo Trung Quốc cho rằng hậu vệ Theerathon Bunmathan là một trong những người tham chiến tích cực nhất bên phía CLB Buriam United. Truyền thông Trung Quốc nhận định thủ quân đội tuyển quốc gia Thái Lan "cay cú" vì liên tục thất bại trước Trung Quốc.

Sohu viết thêm: "Điều đáng nói ở giai đoạn đầu của vụ ẩu đả, trọng tài và trọng tài biên đã cố gắng ngăn chặn. Sau đó họ nhận thấy hai bên quá tức giận và không thể làm gì được nên đành bỏ cuộc. Do hiện trường hỗn loạn nên khó xác định nguyên nhân cụ thể của vụ xô xát.

Cầu thủ số 11 của Buriram United khiêu khích cổ động viên Chiết Giang - Ảnh: Sohu

Nhưng trong đoạn video có thể thấy người đàn ông cao lớn mặc đồ trắng xô xát với cầu thủ dự bị của đội Chiết Giang là hậu vệ đội trưởng tuyển Thái Lan Theerathon Bunmathan. Ở trận đấu trước đó giữa Thái Lan với Trung Quốc tại vòng loại World Cup 2026, đội bóng của Theerathon Bunmathan đã bị Trung Quốc lội ngược dòng đánh bại 2-1.

Giờ đây CLB Buriram United cũng tương tự khi bị Chiết Giang lội ngược dòng thắng 3-2. Rất có thể điều đó khiến Theerathon Bunmathan mất kiểm soát cảm xúc. Thù mới hận cũ đã khiến thủ quân tuyển Thái Lan gây chiến?".

Thủ quân đội tuyển quốc gia Thái Lan Theerathon Bunmathan (tóc vàng), thành viên CLB Buriam United, nhiệt tình tham gia vụ ẩu đả - Ảnh: Sohu

Cuối cùng tác giả khẳng định tổ trọng tài điều khiển trận đấu sẽ gửi báo cáo chi tiết lên Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) để xác định những người phải chịu trách nhiệm về sự cố.

Chắc chắn, nhiều cầu thủ của hai đội bóng Thái Lan, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với án phạt nặng từ AFC.

Học tiếng Thái Lan có khó không??? một câu hỏi khó trả lời bởi không có gì khó, khó là do suy nghĩ và cách nghĩ và hoàn cảnh mỗi người, khó thì không khó mà dễ thì không dễ, Tiếng Thái cũng tương tự tiếng Trung, bạn chịu khó bạn sẽ học được .“Chương trình tiếng Thái của chúng tôi có lẽ không phải là cái mà bạn mong đợi!”.

Chương trình tiếng Thái tại AUA gồm 10 cấp học, mỗi cấp tương đương với khoảng 200 giờ lên lớp.

Học viên đến đăng ký học vỡ lòng được khuyên:

“Hãy đừng cố tập nói, dù ở trong lớp hay bên ngoài, cho đến khi bạn đạt đến cấp 5″.

Vào lớp thì cô giáo vẽ lên bảng 1 con mắt, 1 lỗ tai và 1 quyển từ điển, rồi viết ngay bên cạnh con mắt chữ AT1 (tức cấp 1), cạnh lỗ tai chữ AT2, và gạch chéo quyển từ điển rồi viết bên cạnh chữ AT3.

Có nghĩa là, ở cấp 1 học viên chỉ cần quan sát điệu bộ và hình vẽ để đoán xem giáo viên muốn nói gì, cấp 2 thì bắt đầu tập nghe, lên cấp 3 thì chưa được phép xem từ điển.

Đạt đến cấp 5 thì học viên mới được dạy đọc và viết, cũng như được khuyến khích nói.

Phương pháp dạy của AUA xuất phát từ cái triết lý khá đơn giản rằng lĩnh hội một ngôn ngữ là một quá trình tự nhiên, và người lớn cũng có thể học một ngôn ngữ thứ hai giống như trẻ con học tiếng mẹ đẻ của chúng.

AUA lý giải, trẻ con nhìn và nghe bằng cách hấp thu những kinh nghiệm trong cuộc sống.

Chúng không để ý nhiều đến từ ngữ và âm thanh, mà chỉ quan tâm đến ý nghĩa trong cuộc giao tiếp.

Ngược lại, người lớn thường chỉ chú ý đến âm thanh, ngữ pháp, các định nghĩa, cố ghi nhớ các tiểu tiết, kết quả là không nắm được cái đại cục.

Thay vì cố tập nói như người lớn, trẻ con chỉ đơn giản cố gắng hiểu chuyện gì xảy ra xung quanh chúng.

Cho đến một lúc nào đó, sự tích lũy về ngôn ngữ đủ nhiều, trẻ con sẽ bắt đầu nói.

Chúng nói một cách tự nhiên, không gượng ép, có thể lúc đầu chưa được tròn trịa, nhưng thời gian sẽ giúp chúng tự điều chỉnh và hoàn thiện.

AUA khuyên người lớn cũng học như thế.

Tất nhiên là hơi mất thời gian.

Người lớn khi phát âm sai, rồi quen đi và rất khó để sửa chữa.

Hồi mới sang Thái Lan, tôi cứ nói tên các địa danh theo kiểu được phiên âm ra tiếng Anh.

Rất không chính xác. Bây giờ nghe người Thái nói, biết mình đọc không đúng, nhưng sửa thì hơi khó.

Người tập nói quá sớm có thể giới thiệu về mình:

Một ông Tây rất dễ biến lời khen ngợi:

thành việc báo một thông tin hết sức giật gân:

“Có một cô gái chết trong tình trạng hở hang”.

Với phương pháp học tiếng Thái  như thế, giáo viên ở đây, tất nhiên đều là người Thái, buộc phải có trước tiên hai khả năng, khả năng thể hiện lời nói bằng điệu bộ và khả năng hí họa.

Học viên AT1 đến AT4 đến trường chẳng cần giấy bút, sách vở gì cả.

Vào lớp, sau khi điểm danh, giáo viên bắt đầu nói thao thao bất tuyệt.

Vừa nói họ vừa dùng điệu bộ và mọi sắc thái biểu cảm để minh họa.

Chỗ nào không minh họa được bằng động tác thì họ vẽ lên bảng, hoặc dùng tranh ảnh có sẵn.

Thỉnh thoảng giáo viên cũng đặt câu hỏi với học viên, nhưng họ không khuyến khích, thậm chí là không cho phép trả lời bằng tiếng Thái.

Hôm đầu tiên tôi vào lớp thì chứng kiến một cuộc cãi nhau.

Cô giáo khăng khăng chính Columbus tìm ra châu Mỹ.

Còn Alex, người Pháp, học AT2, thì nửa tiếng Anh, nửa tiếng Pháp khẳng định chính Magellan.

Cô giáo cau mặt và đưa nắm đấm về phía Alex để tỏ ý không đồng tình.

Nghe có vẻ hơi thiếu sư phạm, nhưng thực tế là không khí lớp học rất vui.

Các thầy cô rất khéo làm trò cười.

Họ nói tất cả các chủ đề trong cuộc sống, dĩ nhiên là theo kế hoạch và chủ ý sắp sẵn.

Họ nói từ chuyện sex cho tới chuyện hoàng gia, họ ca ngợi nhiều điểm tốt cũng như cười nhạo những điều quái gở của người Thái.

Chuyện gì cũng có thể làm học viên cười và cảm thấy thoải mái.

Học tiếng Thái trước hết phải vui

Có khi cả giờ học thầy trò chỉ… đánh bạc.

Còn việc bố trí lịch học thì cũng hết sức… trời ơi.

Học viên đóng tiền mua một số lượng giờ học nào đó mà mình thích, mỗi giờ là 102 baht (gần 3 USD), mua nhiều có khuyến mãi, và muốn đi học lúc nào cũng được trong vòng 2 năm.

AUA dạy liên tục từ 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều, rồi từ 6 đến 8 giờ tối.

Mỗi lớp học kéo dài 1 tiếng đồng hồ và có 2 giáo viên đứng lớp.

Học viên bước vào lớp thì được giáo viên đánh dấu vào sổ, trừ đi 1 giờ!

AT1 và AT2 có thể học chung; AT3, AT4 cùng một lớp, AT5 đến AT10 cũng chỉ có một lớp.

AUA khuyến khích học viên đến lớp đều đặn và càng nhiều giờ càng tốt, tối đa là 6 giờ/ngày.

Kết quả học tập được đánh giá thông qua số giờ đến lớp, cách thức tiếp nhận và hiểu bài của học viên, các yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiếp xúc với tiếng Thái, cũng như sự tự đánh giá của học viên.

Có vẻ như họ không coi trọng lắm việc đánh giá bằng thi cử, bởi việc họ quan niệm học phải thoải mái, học là một sự tự thân vận động để đạt được mục tiêu thiết thực do chính học viên đặt ra.

Vậy học tiếng thái có khó hay không,giờ bạn đã trả lời được rồi

Chúc bạn Học Tiếng Thái thành công!!!