Cambridge English Scale là thang điểm chung cho hầu hết các kì thi được sở hữu và tổ chức bởi Cambridge Assessment English, trong đó có kì thi B2 First. Hệ thống đánh giá này được thiết kế để đo lường kỹ năng tiếng Anh của người học một cách chính xác và chi tiết trên một phạm vi rộng của các kỹ năng từ cơ bản đến cao cấp (từ A1 đến C2) theo Khung Tham Chiếu Ngôn Ngữ Chung Châu Âu (CEFR).
Cách tính điểm B2 First Speaking
Phần thi B2 First Speaking của thí sinh sẽ được chấm bởi 2 giám khảo, trong đó 1 giám khảo là “assessor” và giám khảo còn lại là “interlocutor”.
Giám khảo “assessor” sẽ chấm bài nói của thí sinh dựa trên 4 tiêu chí:
4 tiêu chí này được đánh giá ở thang điểm 0 - 5. Điểm ở mỗi tiêu chí này được nhân đôi (nhân hệ số 2). Dưới đây là bảng mô tả chi tiết cho từng band điểm:
Giám khảo “interlocutor” sẽ chấm bài nói của thí sinh dựa trên tiêu chí “Global Achievement” trên thang điểm 0-5 sau đó nhân hệ số 4 cho tiêu chí này. Hình dưới đây là mô tả chi tiết cho tiêu chí Global Achievement.
Điểm ở các tiêu chí sau khi nhân hệ số sẽ được cộng lại để ra kết quả bài thi Speaking cuối cùng như vậy điểm tối đa là 60 điểm.
Ví dụ điểm ở các tiêu chí của một thí sinh là: Grammar and Vocabulary: 3 điểm, Discourse management: 3 điểm, Pronunciation: 4 điểm, Interactive communication: 2.5 điểm, Global Achievement: 3 điểm.
Điểm Speaking = [(3 + 3 + 4 + 4) * 2] + [3 * 4] = 40 điểm
Mức điểm tối thiểu để đạt level B2 là 160 điểm trên thang Cambridge English Scale. Khi quy chiếu điểm Speaking, thí sinh cần đạt đối thiểu 36 điểm.
Trên website của Cambridge English có công cụ quy đổi điểm qua English Cambridge Scale giúp người học tính điểm chính xác, thuận tiện và nhanh hơn. Thí sinh chọn kì thi B2 First, nhập phần trăm số câu trả lời đúng / điểm theo tiêu chí ở mỗi kỹ năng, hệ thống sẽ tự động chuyển sang điểm của kỹ năng đó. Người học truy cập công cụ này tại đây.
Cách tính điểm B2 First Writing
Bài thi B2 First Writing bao gồm 2 phần. Câu trả lời của thí sinh ở phần thi Writing được chấm bởi các giám khảo đã qua đào tạo.
Bài thi Writing được chấm dựa trên 4 tiêu chí. Mỗi tiêu chí sau được đánh giá trên thang điểm 0 - 5.
Content: Mức độ trả lời và hoàn thành các câu hỏi
Communicative Achievement: Khả năng sử dụng ngôn ngữ, phong cách viết phù hợp với từng loại bài viết
Organisation: Mức độ tổ chức bố cục, sắp xếp ý tưởng
Language: Khả năng sử dụng từ vựng và ngữ pháp và mức độ lỗi sai
Điểm cộng lại của mỗi tiêu chí có thể đạt đối đa là 20 điểm cho mỗi phần. Như vậy thí sinh có thể đạt cao nhất là 40 điểm có thể cho toàn bài thi Writing.
Mức điểm tối thiểu để đạt level B2 là 160 điểm trên thang Cambridge English Scale. Khi quy chiếu điểm Writing, thí sinh cần đạt đối thiểu 24 điểm.
Thang điểm B2 First (B2 First Scale Scores)
Để đạt được B2 First, thí sinh cần đạt điểm Overall nằm trong phạm vi 160 - 179 điểm.
Ngoài ra, ở level B2, điểm của thí sinh còn được phân theo Grade:
Đặc biệt, thí sinh khi thi B2 FCE đạt Grade A khi đạt 180-190 điểm Overall, và sẽ nhận được chứng chỉ C1 CAE.
Thí sinh đạt 140-159 điểm Overall sẽ rớt kỳ thi B2 nhưng vẫn sẽ nhận được chứng chỉ B1 PET.
Thí sinh có điểm Overall dưới mức 140 sẽ rớt và không nhận được chứng chỉ.
Điểm thi của thí sinh sẽ được báo cáo trên bảng điểm “Statement of Results” sau 4-6 tuần đối với thi giấy và 2-3 tuần đối với thi máy. Thí sinh sẽ nhận được chứng chỉ sau ngày có kết quả vài tuần.
Nên thi chứng chỉ CEFR hay IELTS?
Nên thi chứng chỉ IELTS nếu mục tiêu tương lai trong 2 năm của bạn có nhu cầu du học, định cư nước ngoài,... 
Nhìn chung, chứng chỉ IELTS có tính ứng dụng và được chấp nhận rộng rãi hơn chứng chỉ CEFR. Để chắc chắn đưa ra lựa chọn thông minh trong việc nên chọn thi chứng chỉ IELTS hay CEFR, bạn cần nên cân nhắc các yếu tố sau.
Mục tiêu: Nếu bạn muốn đi du học, định cư nước ngoài, xét tuyển đại học, miễn học phần tiếng Anh ở đại học,... thì IELTS là lựa chọn tối ưu. Ở Việt Nam, bạn có thể quy đổi điểm IELTS sang điểm thi Đại học để xét tuyển vào trường yêu thích. Còn nếu bạn cần chứng chỉ cho giáo viên cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giảng viên tiếng Anh không chuyên ngữ, kỳ thi công chức, hay hồ sơ bảo vệ luận án Cao học,... thì CEFR là sự lựa chọn phù hợp.
Yêu cầu của đơn vị ứng tuyển hoặc xét tuyển: Điều này phụ thuộc vào các tổ chức và cá nhân bên thứ 3 yêu cầu loại chứng chỉ gì. Tại Việt Nam, không nhiều tổ chức yêu cầu bằng CEFR, nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng chứng chỉ IELTS thay thế.
IELTS: Vương quốc Anh, Canada, Úc, Hoa Kỳ và hơn 143 quốc gia khác.
CEFR: Các quốc gia châu Âu, một số nước châu Á và châu Mỹ La Tinh.
Khả năng kinh tế: Chứng chỉ CEFR có hiệu lực vô thời hạn và chi phí thấp hơn rất nhiều so với IELTS. Do đó, nếu không có kế hoạch sử dụng IELTS trong tương lai gần (2 năm), việc lựa chọn CEFR là sự quyết định chi tiêu hợp lý.
Lệ phí thi IELTS là 4.664.000 VND.
Lệ phí thi CEFR là 1.500.000 - 1.800.000 VND.
Cách tính điểm B2 First Overall
Điểm tổng (Overall) được tính bằng cách cộng điểm của các phần thi (tính theo Cambridge English Scale) sau đó chia cho 5 và làm tròn đến số tự nhiên gần nhất.
Điểm Overall = (Reading + Use of English + Writing + Listening + Speaking) / 5
Ví dụ điểm của thí sinh như sau:
Điểm theo Cambridge English Scale
(185 + 170 + 169 + 176 + 173) / 5 = 175
Bảng quy đổi điểm giữa IELTS và CEFR
Việc quy đổi điểm giữa IELTS và CEFR chỉ mang tính chất tham khảo để có thể tự đánh giá năng lực Anh ngữ của mình chứ không có công dụng sử dụng thay thế giữa 2 tấm bằng IELTS và CEFR.
Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi điểm IELTS và CEFR dưới đây.
Hiểu và biểu đạt các ý muốn cơ bản, sử dụng cụm từ cơ bản.
Có khả năng giới thiệu bản thân.
Có khả năng tương tác bình thường với người nói chậm và có phát âm rõ ràng, không nói tắt, sử dụng quá nhiều từ nối hoặc tiếng lóng.
=> Tương đương năng lực ngoại ngữ của học sinh cấp tiểu học hiện nay.
Có khả năng nghe hiểu, đọc hiểu các câu thông dụng.
Có thể giao tiếp đối với các vấn đề đơn giản và quen thuộc, thường xuyên lặp đi lặp lại.
Có thể sử dụng các từ ngữ đơn giản để mô tả các khía cạnh về bản thân.
=> Tương đương năng lực ngoại ngữ của học sinh cấp THCS hiện nay.
Có thể nắm bắt nhanh điểm then chốt và diễn đạt lại với các chủ đề quen thuộc.Có thể ng ứng phó với tình huống bất ngờ khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Có khả năng viết nội dung đơn giản về các chủ đề quen thuộc, sở thích cá nhân.
Có thể mô tả kinh nghiệm, sự kiện, cũng như diễn đạt ước mơ và kế hoạch tương lai.
=>Tương đương năng lực ngoại ngữ của học sinh cấp THPT hiện nay.
Có thể nắm bắt và hiểu nội dung chính từ các văn bản phức tạp.
Có thể tương tác tự nhiên với người bản xứ và trao đổi ý kiến một cách lưu loát và dễ dàng.
Có khả năng trình bày văn bản rõ ràng và chi tiết trên nhiều chủ đề, đồng thời có thể đưa ra quan điểm và luận điểm cụ thể.
=> Tương đương năng lực ngoại ngữ của sinh viên cao đẳng chuyên ngữ.
Có khả năng đọc hiểu và suy luận ý tác giả trong các văn bản dài và chuyên môn.
Diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng một cách tự nhiên và linh hoạt, sử dụng từ vựng một cách hiệu quả.
Ngôn từ linh hoạt và đa dạng, phản ánh mục đích giao tiếp, học thuật hoặc công việc.
Có thể viết các văn bản rõ ràng, chi tiết và có cấu trúc tốt, thậm chí đối với các chủ đề phức tạp.
=>Tương đương năng lực ngoại ngữ của sinh viên đại học chuyên ngữ.
Nghe hiểu một cách dễ dàng tiếng Anh.Có thể tóm tắt thông tin từ những gì được nghe và được đọc mạch lạc.
Bộc lộ suy nghĩ và tính cách bản thân một cách tự nhiên, lưu loát và không gặp lỗi sai.
Có khả năng phân biệt sắc thái ý nghĩa một cách tinh tế trong cả những tình huống phức tạp.
=> Sử dụng tiếng Anh gần như tiếng mẹ đẻ.
Dựa theo bảng trên ta thấy có sự khác biệt về khả năng sử dụng tiếng Anh ở các band điểm IELTS và cấp độ CEFR. 
Cấp độ IELTS không phản ánh trực tiếp các cấp độ như CEFR, mà điểm số của IELTS được đánh giá dựa trên thang điểm từ 0 - 9.0. Sau đây là phân tích cụ thể về sự tương đương giữa IELTS và CEFR.
CEFR trình độ tiếng Anh A1 - IELTS 1.0 - 2.5: Cực kỳ hạn chế
Hiểu và sử dụng các thuật ngữ cực kỳ cơ bản.
Có thể cung cấp hoặc yêu cầu thông tin cá nhân.
Nói về những chủ đề thông thường, hàng ngày.
CEFR trình độ tiếng Anh A2 - IELTS 3.0 - 3.5: Hạn chế
Giải thích các cụm từ thường được sử dụng trong ngữ cảnh hàng ngày như đi mua sắm hoặc đi làm.
Có khả năng hiểu được các hướng dẫn đơn giản.
Thảo luận về mong muốn và yêu cầu cá nhân.
CEFR trình độ tiếng Anh B1 - IELTS 4.0 - 4.5: Bình thường
Trò chuyện và hiểu các cuộc nói chuyện thuộc những chủ đề gần gũi như gia đình, bạn bè, công việc và các vấn đề liên quan đến giải trí.
Có khả năng diễn đạt nhu cầu cá nhân ở mức khá ổn.
Viết được đoạn văn ngắn mô tả sở thích.
Mô tả ngắn gọn và hiểu rõ kinh nghiệm, nguyện vọng, ý tưởng.
CEFR trình độ tiếng Anh B2 - IELTS 5.0 - 6.5: Tốt
Có thể soạn một tài liệu chi tiết về nhiều chủ đề.
Hiểu các khái niệm chính trong một văn bản hoặc bản ghi âm phức tạp.
Tham gia vào các cuộc thảo luận với người bản ngữ.
CEFR trình độ tiếng Anh C1 - IELTS 7.0 - 8.0: Rất tốt
Hiểu các cuộc nói chuyện hoặc văn bản phức tạp.
Trong các môi trường chuyên nghiệp, xã hội hoặc trang trọng, có thể giải thích các khái niệm khó một cách lưu loát.
Viết các văn bản chuyên sâu về các chủ đề khó.
CEFR trình độ tiếng Anh C2 - IELTS 8.5 - 9.0: Thông thạo
Hiểu những gì đọc hoặc nghe được bằng tiếng Anh trong hầu hết mọi tình huống.
Dễ dàng tóm tắt dữ liệu từ nhiều nguồn.
Trong nhiều trường hợp khác nhau, có thể nhanh chóng diễn đạt ý tưởng của bản thân trơn tru không kém gì người bản xứ.