Tin 10 Bài 5 Kết Nối Tri Thức

Tin 10 Bài 5 Kết Nối Tri Thức

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Bài 5: Tiếng hạt nảy mầm Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

Video Giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Tiếng hạt nảy mầm - Cô Ngọc Hà (Giáo viên VietJack)

Nội dung chính Tiếng hạt nảy mầm:

Nỗ lực và hạnh phúc vỡ oà của những hình ảnh, những bài học thú vị mà cô giáo đem lại cho học sinh được đón nhận, tiếp thu và cất thành lời trên môi những người học đặc biệt.

Câu hỏi trang 28 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chơi trò chơi: Nghe từ ngữ, đoán âm thanh.

Cách chơi: Một bạn nêu từ ngữ chỉ âm thanh, một bạn đoán đó là âm thanh của sự vật, hiện tượng nào.

lí nhí → tiếng người nói; róc rách → tiếng suối chảy; ào ào → tiếng mưa rơi; ồ ạt → tiếng nước chảy; bì bõm → tiếng bước chân.

Câu 1 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào giúp em nhận ra dây là lớp học của trẻ khiếm thính (mất khả năng nghe hoặc nghe kém)?

Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào giúp em nhận ra dây là lớp học của trẻ khiếm thính (mất khả năng nghe hoặc nghe kém) là: Đôi tay cô cụp mở.

Câu 2 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, những khó khăn, thiệt thòi của các bạn học sinh trong bài thơ là gì?

Theo em, những khó khăn, thiệt thòi của các bạn học sinh trong bài thơ là: lặng nhìn theo cô mấy máy, khó nói được một cách bình thường.

Câu 3 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học trò những hình ảnh và âm thanh nào của cuộc sống?

Cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học trò những hình ảnh và âm thanh của cuộc sống: lá cây, tiếng mẹ, con tàu biển, ngôi sao, vó ngựa, cánh chim sẻ, hạt nảy mầm.

Câu 4 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những chi tiết nào cho thấy các bạn học sinh rất chăm chú? Vì sao giờ học của cô giáo cuốn hút được các bạn?

Những chi tiết cho thấy các bạn học sinh rất chăm chú: lặng chăm, nhìn theo cô.

Giờ học của cô giáo cuốn hút được các bạn vì cô gợi ra cho các bạn rất nhiều hình ảnh đẹp, nhiều âm thanh hay trong trí tưởng tượng của các em. Làm các em học sinh học bài trong tâm thế tò mò, thích thú.

Câu 5 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em có suy nghĩ gì về cô giáo của lớp học đặc biệt này qua 2 khổ thơ cuối?

Qua 2 khổ thơ cuối, em thấy cô giáo của lớp học đặc biệt này là người đau đáu, mong mỏi học sinh học bài hiệu quả, dạy cho học sinh biết và phát âm được. Cô hạnh phúc và yêu thương học sinh, mừng rỡ trước những tiến bộ của người học trò. Cô là người giáo viên dạy học trong yêu thương và hạnh phúc.

Câu 1 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm các từ dùng để xưng hô trong mỗi đoạn dưới đây. Nhận xét về thái độ của người nói qua các từ đó.

a. Trông thấy tôi theo mẹ vào đến cổng, bà buông cái chổi, chạy ra nắm tay tôi.

Bà xăng xái xuống bếp lấy dao ra vườn chặt mía đem vào.

– Mía ngọt lắm, mẹ con ăn đi cho đỡ khát.

Bà róc, bà tiện, bà chẻ từng khẩu mía đưa cho tôi:

– Ăn đi! Cháu ăn đi! Răng bà yếu rồi, bà chả nhai được đâu.

b. Cánh cam vùng chạy, nhớn nhác tìm lối thoát. Chuột cống cười phá lên:

– Ha ha! Ta đã cho bịt kín tất cả lối ra vào. Nhà ngươi chớ có nhọc công vô ích! Tất cả các ngươi đã trở thành nô lệ của ta. Dưới cống này, ta là chúa tể, các ngươi không biết sao?

a. Các từ dùng để xưng hô: cu, mẹ con, cháu, bà.

Nhận xét về thái độ của người nói: bà yêu quý và gần gũi với cháu và mẹ, giản dị đầy yêu thương và quan tâm.

b. Các từ dùng để xưng hô: ta, nhà ngươi, nô lệ, ngươi.

Nhận xét về thái độ của người nói: kiêu ngạo, không tôn trọng người khác và cho mình ở thế thượng đẳng, hơn người.

Câu 2 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chọn các đại từ thay thế thích hợp với mỗi bông hoa và cho biết chúng được dùng để thay cho từ ngữ nào.

a. Cô dạy mình động tác bơi ếch. Động tác  thật lạ.

b. Cây lạc tiên ra quả quanh năm. Vì , con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín.

c. Mây đen đã kéo đến đầy trời. Nhưng bọn trẻ chẳng chú ý đến điều .

a. Cô dạy mình động tác bơi ếch. Động tác ấy thật lạ.

b. Cây lạc tiên ra quả quanh năm. Vì thế, con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín.

c. Mây đen đã kéo đến đầy trời. Nhưng bọn trẻ chẳng chú ý đến điều đó.

Câu 3 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm đại từ nghi vấn trong các câu dưới đây và xác định mục dích sử dụng tương ứng với mỗi đại từ đó.

Đại từ nghi vấn trong các câu là: a. ai; b. thế; c. rồi; d. bao giờ; e. đâu.

Câu 1 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.

Em nghe thầy cô giáo nhận xét chung.

Câu 2 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và hạn chế trong bài.

Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và hạn chế trong bài.

Câu 3 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi bài làm với bạn để học tập các ưu điểm trong bài của bạn.

Em trao đổi bài làm với bạn để học tập các ưu điểm trong bài của bạn.

Câu 4 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Sửa lỗi trong bài (nếu có) hoặc viết lại một đoạn cho hay hơn.

Em sửa lỗi trong bài (nếu có) hoặc viết lại một đoạn cho hay hơn.

Câu 1 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Ghi vào sổ tay những điều em học được về cách viết bài văn kể lại câu chuyện với các chi tiết sáng tạo.

Em ghi vào sổ tay những điều em học được về cách viết bài văn kể lại câu chuyện với các chi tiết sáng tạo.

Câu 2 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm đọc một bài thơ viết về trẻ em.

Em tìm đọc bài thơ viết về trẻ em.

Em thì sung sướng, em thời khổ đau

Búp non dựa gốc biết đâu kén tìm.

Cành, lá biết dồn dinh dưỡng bón chăm

Ăn đầy đủ chất, tinh thần an yên.

Biết nghe sai, đúng ít phiền mẹ cha

Hành trang tri thức đơm hoa mỗi ngày.

Ngoan, tài như bác nhắc ta đồng hành:

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG NGHỆ

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết  chương trình sách mới sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 10.

Với tóm tắt lý thuyết GDQP lớp 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.

GDQP lớp 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Phần 1. Lý thuyết GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

1. Pháp luật về trật tự an toàn giao thông

- Pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành

- Mục đích: nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.

Thiếu tướng, GS, TS Trần Minh Hưởng, Giám đốc Học viện Cảnh sát phát biểu tại

hội thảo khoa học: hoàn thiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

2. Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

- Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người có năng lực thực hiện hành vi, hành vi đó được quy định bởi pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần xem xét cụ thể các dấu hiệu sau:

+ Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi có thể nhận biết được.

+ Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

+ Có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông.

+ Người tham gia giao thông là người có độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định, không mắc bệnh tâm thần và có khả năng nhận thức được hậu quả hành vi của mình gây ra.

3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

- Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

- Mục đích: nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội.

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Trích Điều 46).

- Mỗi học sinh là một công dân có các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Do đó, học sinh có nghĩa vụ thực hiện tốt các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

b) Thực hiện nghiêm các quy định về trật tự an toàn giao thông

* Đối với hoạt động giao thông đường bộ:

- Tuân thủ quy tắc chung: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:

+ Hệ thống tín hiệu đèn giao thông đường bộ thường dùng gồm 3 màu: đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh.

- Tuân thủ một số quy định cụ thể:

+ Khi đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Chỉ được qua đường ở những nơi có các tín hiệu.

+ Khi điều khiển xe đạp, xe gắn máy và xe mô tô hai bánh: Chỉ được chở một người và tất cả mọi người trên xe (trừ xe đạp) phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Không được đi xe dàn hàng ngang, không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. Học sinh đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm.

* Đối với hoạt động giao thông đường sắt:

+ Tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nhường đường cho phương tiện giao thông đường sắt tại nơi đường sắt giao nhau với đường bộ.

+ Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi có tín hiệu người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn, khi các tín hiệu ngừng mới được đi qua.

Dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn

+ Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 m tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

- Không thực hiện các hành vi sau:

+ Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt

+ Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt, hành lang an toàn như: để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt, để chất dễ cháy, chất dễ nổ

+ Chăn thả súc vật trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

+ Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt.

+ Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.

* Đối với hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa: Mọi người khi tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện

* Đối với hoạt động giao thông đường hàng không: Mọi người khi đi máy bay phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của tiếp viên hàng không.

- Tuyên truyền, vận động người thân tham gia phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Tạo môi trường thân thiện khi tham gia giao thông.

- Giao tiếp, ứng xử có văn hoá.

- Mặc trang phục phù hợp, gọn gàng.

- Giúp đỡ người tham gia giao thông gặp khó khăn.

- Sử dụng phương tiện an toàn, sạch đẹp.

- Phối hợp với các lực lượng chức năng để bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Thể hiện rõ thái độ không đồng tình với các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự toàn giao thông.

- Phản ánh, báo cáo cho thầy, cô giáo và nhà trường biết các hành vi vi phạm luật giao thông để có biện pháp phòng, chống phù hợp.

Phần 2. Bài tập trắc nghiệm GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Câu 1. Biển báo cấm chủ yếu có dạng

A. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc số màu đen thể hiện điều cấm.

B. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen thể hiện điều báo hiệu.

C. hình tròn, nền xanh lam có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.

D. hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.

Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc số màu đen thể hiện điều cấm

Câu 2. Biển báo hiệu lệnh chủ yếu có dạng

A. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc số màu đen thể hiện điều cấm.

B. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen thể hiện điều báo hiệu.

C. hình tròn, nền xanh lam có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.

D. hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.

Biển báo hiệu lệnh chủ yếu có dạng hình tròn, nền xanh lam có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.

Câu 3. Biển báo chỉ dẫn chủ yếu có dạng

A. hình tròn, nền xanh lam có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.

B. hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.

C. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc số màu đen thể hiện điều cấm.

D. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen thể hiện điều báo hiệu.

Biển báo chỉ dẫn chủ yếu có dạng hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.

Câu 4. Biển báo nguy hiểm chủ yếu có dạng

A. hình tròn, nền xanh lam có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.

B. hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.

C. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc số màu đen thể hiện điều cấm.

D. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen thể hiện điều báo hiệu.

Biển báo chỉ dẫn chủ yếu có dạng hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.

Câu 5.Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi có tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải

A. dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn.

B. nhanh chóng điều khiển phương tiện vượt qua phần đoạn đường giao nhau đó.

C. nhanh chóng điều khiển phương tiện tiến đến gần phần đường giao nhau.

D. dừng lại ở phần đường của mình và đứng sát mép đường ray gần nhất.

Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi có tín hiệu người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn, khi các tín hiệu ngừng mới được đi qua.

Câu 5. Hành vi nào dưới đây vi phạm luật giao thông?

A. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy.

B. Bật đèn tín hiệu khi chuyển làn đường, chuyển hướng xe.

C. Giảm tốc độ khi điều khiển xe từ đường nhánh ra đường chính.

D. Chấp hành nghiêm túc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy là hành vi vi phạm luật giao thông

Câu 6. Căn cứ vào dấu hiệu nào để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông?

A. Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi không thể nhận biết được.

B. Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật.

C. Không có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông.

D. Người tham gia giao thông bị mất năng lực hành vi nhân sự.

- Để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần xem xét cụ thể các dấu hiệu sau:

+ Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi có thể nhận biết được.

+ Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

+ Có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông.

+ Người tham gia giao thông là người có độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định, không mắc bệnh tâm thần và có khả năng nhận thức được hậu quả hành vi của mình gây ra.

Câu 7. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông là

Độ tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông là 16 tuổi

Câu 8. Động tác của cảnh sát giao thông trong bức hình dưới đây thể hiện hiệu lệnh gì?

A.Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng phải dừng lại.

B. Người tham gia giao thông ở phía bên trái CSGT đi nhanh hơn.

C. Người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT đi nhanh hơn.

D. Người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT dừng lại.

Trong bức hình trên, đồng chí CSGT thực hiện động tác: Thổi một tiếng còi dài, mạnh; đồng thời, tay phải cầm gậy quay từ từ về phía trước theo chiều kim đồng hồ và giơ tay thẳng lên, lòng bàn tay hướng vào trước đỉnh đầu, gậy thẳng đứng, tay trái buông thẳng theo đường chỉ quần.

=> Động tác này có hiệu lực cấm đi đối với tất cả người và phương tiện tham gia giao thông ở tất cả các chiều đường.

Câu 9. Động tác của cảnh sát giao thông trong bức hình dưới đây thể hiện hiệu lệnh gì?

A. Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng phải dừng lại.

B. Người tham gia giao thông ở phía bên trái CSGT đi nhanh hơn.

C. Người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT đi nhanh hơn.

D. Người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT dừng lại.

Trong bức hình trên, đồng chí CSGT thực hiện động tác: Từ tư thế mở đường, gập cánh tay phải cầm gậy từ khuỷu tay đến bàn tay từ từ về phía trước ngực, cánh tay phải và gậy thẳng, sau đó duỗi ra như động tác mở đường, tay gập đi gập lại ít nhất 3 lần, mỗi lần kết hợp với 3 tiếng còi ngắn, nhanh, mắt hướng về bên phải.

=> Động tác này báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT đi nhanh hơn.

Câu 10. Em hãy cho biết ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông màu xanh?

Ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông màu xanh là: Cho phép đi. ( SGK - Trang 24)

Câu 11. Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định về trật tự an toàn khi tham gia giao thông?

A. Phá hoại công trình đường sắt và các phương tiện giao thông đường sắt.

B. Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt, hành lang an toàn.

C. Chăn thả súc vật trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn.

D. Dừng lại và giữ tối khoảng cách tối thiểu 5m khi thấy phương tiện đường sắt đi qua.

Hành vi: Dừng lại và giữ tối khoảng cách tối thiểu 5m khi thấy phương tiện đường sắt đi qua (tại nơi giao nhau giữa đường bộ bà đường sắt) không vi phạm quy định về trật tự an toàn khi tham gia giao thông.

Câu 12. Học sinh đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy có dung tích xi-lanh

Học sinh đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.

Câu 13. P năm nay 16 tuổi, đang là học sinh lớp 11. Nhà cách trường học khá xa, nên P thường lén sử dụng chiếc xe Exciter (dung tích 150 cm3) của anh trai làm phương tiện di chuyển. Biết chuyện, ông K (bố của P) đã khuyên và yêu cầu P chấm dứt hành động đó; đồng thời, ông K gợi ý sẽ mua cho P một chiếc xe Honda Little Cub (dung tích 49 cm3). Tuy nhiên, vì cho rằng, đi xe Cup “không ngầu”, nên P đã giận dỗi bố và dọa sẽ bỏ học.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ?

Trong trường hợp trên, bạn P đã có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ. Vì: theo quy định, học sinh đủ 16 tuổi chỉ được phép điều khiển xe gắn máy có dung tích dưới 50 cm3. Tuy nhiên, P đã lén sử dụng phương tiện có dung tích lên tới 150 cm3 để di chuyển.

Câu 14. Đấu tranh chống vi phamh pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của

D. công dân và các tổ chức xã hội.

Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của cơ quan quản lí nhà nước (sgk - trang 22).

Câu 15. Nhân vật nào dưới đây vi phạm quy định về an toàn giao thông?

A. Anh T đội mũ bảo hiểm, cài quai đúng quy định khi điều khiển xe mô tô.

B. Bạn X (16 tuổi) điều kiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh 110 cm3.

C. Anh T mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.

D. Dù đang rất vội nhưng chị K vẫn tuân thủ đúng tín hiệu đèn giao thông.

Hành vi điều kiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh 110 cm3 của bạn X đã vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thôn, vì X mới 16 tuổi, theo quy định, X chỉ được phép điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

LT GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

LT GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

LT GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

LT GDQP 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

LT GDQP 10 Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Mở đầu trang 13 GDQP 12: Hình 2.1 thể hiện những thông tin gì của lực lượng quân đội và công an?Lời giải:- Hình 2.1a là quân hàm Thượng tá của sĩ quan lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam- Hình 2.1b là quân hàm Thượng tá của sĩ quan Công an nhân dân Việt NamCâu hỏi trang 14 GDQP 12: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam.Lời giải:♦ Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng- Tham mưu với Đảng và Nhà nước về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc;- Quản lí nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng trong phạm vi cả nước;- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lí, chỉ huy quân đội nhân dân, dân quân tự vệ.♦ Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Chính trị- Bộ Tổng Tham mưu: Chỉ huy, điều hành, xây dựng phát triển lực lượng và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu của quân đội nhân dân và dân quân tự vệ.- Tổng cục Chính trị: Đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân.♦ Chức năng, nhiệm vụ của Quân khu, quân đoàn- Quân khu: Chỉ đạo công tác quốc phòng và xây dựng tiềm lực quân sự trong thời bình chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang địa phương trong thời chiến, để bảo vệ lãnh thổ quân khu- Quân đoàn: Đơn vị cơ động lớn nhất của Lục quân, có nhiệm vụ bảo vệ các địa bàn chiến lược trọng yếu của quốc gia.Câu hỏi trang 16 GDQP 12: Nêu cách nhận biết các bậc quân hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam dựa vào cấp hiệu.Lời giải:- Cấp bậc quân hàm+ Cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc. Cấp tướng có bốn bậc (Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Đại tướng), cấp tá có bốn bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá); cấp uý có bốn bậc (Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý).+ Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan có ba bậc (Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ), binh sĩ có hai bậc (Binh nhì, Binh nhất).- Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó:+ Cấp hiệu của Bộ đội Biên phòng có nền màu xanh lá cây, viền màu đỏ;+ Cấp hiệu của Cảnh sát biển có nền màu xanh dương, viền màu vàng;+ Cấp hiệu của Quân chủng Phòng không - Không quân có nền màu vàng, viền màu xanh hòa bình;+Cấp hiệu của  Hải quân có nền màu vàng, viền màu tím than.+ Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp tương tự như cấp hiệu của sĩ quan, chỉ khác trên nền cấp hiệu có một đường màu hồng ở chính giữa theo chiều dọc.Câu hỏi trang 17 GDQP 12: Nêu cách nhận biết các lực lượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam dựa vào phủ hiệu ở hình 2.6.Lời giải:Nhận biết các lực lượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam dựa vào phủ hiệu ở hình 2.6.- Nền, hình phù hiệu: Nền phù hiệu hình bình hành; trong đó:+ Lục quân mầu đỏ tươi;+ Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây;+ Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình;+ Hải quân mầu tím than.+ Nền phù hiệu của cấp tướng có viền mầu vàng rộng 5 mm ở 03 cạnh.- Hình phù hiệu có mầu vàng, trong đó:+ Binh chủng hợp thành - Bộ binh: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;+ Phòng không - Không quân: Hình sao trên đôi cánh chim;+ Hải quân: Hình mỏ neo;+ Bộ đội Biên phòng: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín, trên hình vòng cung có ký hiệu đường biên giới Quốc gia;+ Tăng - Thiết giáp: Hình xe tăng nhìn ngang;+ Pháo binh: Hình hai nòng súng thần công đặt chéo;+ Công binh: Hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng;+ Thông tin: Hình sóng điện;+ Hóa học: Hình tia phóng xạ trên hình nhân ben-zen;+ Đặc công: Hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng;Câu hỏi trang 17 GDQP 12: Hãy tìm hiểu về phù hiệu của các lực lượng khác trong Quân đội nhân dân Việt Nam.Lời giải:Phù hiệu của các lực lượng khác trong Quân đội nhân dân Việt Nam (căn cứ theo hình phù hiệu)+ Bộ binh cơ giới: Hình xe bọc thép đặt trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;+ Bộ đội nhảy dù: Hình máy bay trên dù đang mở;+ Tên lửa: Hình tên lửa trên nền mây;+ Cao xạ: Hình khẩu pháo cao xạ;+ Ra-đa: Hình cánh ra-đa trên bệ;+ Hải quân đánh bộ: Hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;+ Ngành Hậu cần - Tài chính: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa;+ Quân y, thú y: Hình chữ thập đỏ trong hình tròn;+ Ngành Kỹ thuật: Hình com-pa trên chiếc búa;+ Lái xe: Hình tay lái trên nhíp xe;+ Cơ quan tiến hành tố tụng, kiểm soát quân sự: Hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo;+ Quân nhạc: Hình chiếc kèn và sáo đặt chéo;+ Thể dục thể thao: Hình cung tên;+ Văn hóa nghệ thuật: Hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn.Câu hỏi trang 17 GDQP 12: Nêu cách nhận biết các lực lượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam dựa vào trang phục ở hình 2.7Lời giải:- Về mũ Kêpi+ Lục quân: Đỉnh mũ kêpi có màu olive sẫm, thành mũ màu đỏ+ Phòng không - Không quân: Đỉnh mũ màu xanh đậm, thành mũ màu xanh hòa bình;+ Hải quân: Đỉnh mũ màu trắng, thành mũ màu tím than.- Về áo khoác và quần:+ Lục quân: có màu olive sẫm;+ Phòng không - Không quân: có màu xanh đậm+ Hải quân: áo màu trắng, quần màu tím than.- Bít tất:+ Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm;+ Phòng không - Không quân màu xanh đậm;+ Hải quân màu trắng.Câu hỏi trang 18 GDQP 12: Em hãy nêu chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trong Công an nhân dân Việt Nam.Lời giải:♦ Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an- Tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm;- Quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;- Trực tiếp đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.♦ Chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trực thuộc Bộ Công an- Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện quản lí nhà nước về an ninh mạng, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng theo quy định của pháp luật.- Cục Cảnh sát hình sự: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lí các tội phạm về trật tự xã hội.- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lí các loại tội phạm về ma tuý.- Cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện quản lí nhà nước về trật tự xã hội; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện quản lí nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.- Cục Cảnh sát giao thông: Tham mưu, quản lí nhà nước và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa; phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm trật tự, an toàn xã hội trên các tuyến giao thông theo quy định.- Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: Tham mưu và thực hiện công tác cảnh vệ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam, các khu vực trọng yếu và các sự kiện đặc biệt quan trọng.- Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động: Tham mưu và thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.Câu hỏi trang 20 GDQP 12: Nêu cách nhận biết cấp bậc hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân Việt Nam dựa vào cấp hiệu.Lời giải:- Cấp bậc hàm+ Cấp bậc hàm của sĩ quan nghiệp vụ có ba cấp, mười hai bậc: Cấp tướng có bốn bậc (Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng, Đại tướng); cấp tá có bốn bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá); cấp uý có bốn bậc (Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý).+ Cấp bậc hàm của sĩ quan chuyên môn kĩ thuật có hai cấp, bảy bậc: Cấp tá có ba bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá); cấp uý có bốn bậc (Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý). ý có bón bậc (Thiếu+ Cấp bậc hàm của hạ sĩ quan (chuyên môn, kĩ thuật, nghĩa vụ) có ba bậc (Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ); chiến sĩ nghĩa vụ có hai bậc (Binh nhì, Binh nhất) .- Cấp hiệu của Công an nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc hàm trong công an của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam.Câu hỏi trang 21 GDQP 12: Em hãy nêu cách nhận biết một số lực lượng chuyên môn của Công an nhân dân Việt Nam thông qua trang phục.Lời giải:- Cảnh sát nhân dân + Thông thường đa số các lực lượng cảnh sát đều được chia thành 2 mẫu là trang phục xuân-hè và trang phục thu-đông.+ Cả hai mẫu đều sử dụng quần âu màu mạ non, giày thấp cổ da màu đen, tất màu mạ non, mũ kêpi màu mạ non có viền dạ đỏ ở vành mũ, lưỡi trai màu nâu nhạt. Riêng mũ kêpi cấp tướng có lưỡi trai bọc dạ đen, có gắn hai cành tùng. Áo sơ mi xuân-hè cộc tay màu mạ non, nẹp bong. Áo sơ mi thu-đông dài tay màu trắng. Áo vest thu-đông 4 túi, cổ áo kiểu veston, cà vạt màu mạ non. Thắt lưng màu nâu đậm, mặt khóa thắt lưng màu vàng.- An ninh nhân dân: Trang phục của lực lượng An ninh nhân dân được chia làm hai mẫu là xuân-hạ và thu-đông. Trang phục xuân-hạ có áo sơ mi màu cỏ úa tay ngắn, nẹp bong, có bật vai đeo cấp hiệu. Quần âu màu rêu sẫm. Mũ kepi màu rêu sẫm, lưỡi trai đen.- Cảnh sát cơ động :+ Đồng phục của cảnh sát cơ động gồm quần dài bỏ ống quần vào trong ống giày bót cao, áo tay dài màu đen cổ bẻ, đối với cảnh sát đặc nhiệm thì có hàng chữ Police màu trắng trên nên đen dọc trước ngực và ngang trên lưng áo.+ Còn đối với cảnh sát cơ động bình thường thì có dòng chữ CSCĐ màu đỏ nền vàng phản quang dọc trước ngực và ngang trên lưng áo. Mũ bảo vệ trùm kín đầu. Khi tác chiến còn trang bị thêm áo chống đạn hoặc áo vũ trang nhiều túi màu đen.- Cảnh sát giao thông: Trang phục như là cảnh phục phổ thông, nhưng quần, áo và nón kepi màu vàng da, mang găng tay màu trắng khi làm nhiệm vụ điều khiển giao thông.- Cảnh sát phòng cháy chữa cháy: Đồng phục phòng cháy chữa cháy được thiết kế theo quy định như áo có màu xanh dương thẫm và may dây phản quang 5cm ở tay và hông, trước và sau. Mặt trước của gấu tay xếp 2 ly về phía sau, gắn băng gai trên 2 lớp, gắn mặt phải măng séc, trên 2 lớp gắn mặt trong măng séc.Luyện tập 1 trang 21 GDQP 12: Hãy nêu tên một số tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Tổ chức nào thuộc cơ quan quân sự địa phương?Lời giải:- Hệ thống tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm:+ Bộ Quốc phòng.+ Các cơ quan Bộ Quốc phòng: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, ...+ Các quân khu: Quân khu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9. Quân khu có Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và các đơn vị khác.+ Các đơn vị: Quân đoàn, quân chủng, binh chủng, Bộ Tư lệnh, ... Ở từng đơn vị có sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, trung đội, tiểu đội và các cấp tương đương.+ Các cơ quan nghiên cứu, học viện nhà trường, cơ quan tư pháp quân đội; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bệnh viện, đoàn kinh tế - quốc phòng và tổ chức khác thuộc Bộ Quốc phòng.- Tên gọi của cơ quan quân sự địa phương các cấp như sau:+ Cấp thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng): Bộ Tư lệnh;+ Cấp tỉnh: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh;+ Cấp thành phố thuộc tỉnh, cấp thị xã, khu, phố, huyện: Ban chỉ huy quân sự thành phố, thị xã, khu phố, huyện.+ Cấp xã: Ban chỉ huy xã đội.Luyện tập 2 trang 21 GDQP 12: Em hãy cho biết quân nhân trong các trường hợp sau đây có cấp bậc quân hàm gì và thuộc quân, binh chủng nào của Quân đội nhân dân Việt Nam của. Giải thích.a) Quân nhân mặc trang phục màu xanh lá cây; mang cầu vai có nền màu vàng, viền màu đỏ; trên cầu vai có một gạch ngang và bốn sao.b) Quân nhân mang trang phục màu xanh lá cây; mang cầu vai có nền màu xanh lá cây, viền màu vàng; trên cầu vai có hai gạch ngang và hai sao.c) Quân nhân mặc trang phục có áo sơ mi ngắn tay màu trắng, quần màu tím than; mang cầu vai có nền màu vàng, viền màu tím than; trên cầu vai có một gạch ngang và ba sao.d) Quân nhân mặc trang phục có áo sơ mi ngắn tay màu xanh hoà bình, quần màu xanh đậm; mang cầu vai có nền màu vàng, viền màu xanh hoà bình, ở giữa có đường dọc màu hồng; trên cầu vai có một gạch ngang và một sao.Lời giải:- Trường hợp a.+ Cấp bậc quân hàm: Đại úy+ Quân chủng, binh chủng: Lục quân- Trường hợp b.+ Cấp bậc quân hàm: Trung tá+ Quân chủng, binh chủng: Bộ đội biên phòng- Trường hợp c.+ Cấp bậc quân hàm: Thượng úy+ Quân chủng, binh chủng: Hải quân- Trường hợp d.+ Cấp bậc quân hàm: Thiếu úy (quân nhân chuyên nghiệp)+ Quân chủng, binh chủng: phòng không – không quânLuyện tập 3 trang 21 GDQP 12: So sánh cấp bậc hàm, cấp hiệu của sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ với sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật trong Công an nhân dân Việt Nam.Lời giải:- Cấp bậc hàm của sĩ quan nghiệp vụ có ba cấp, mười hai bậc: Cấp tướng có bốn bậc (Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng, Đại tướng); cấp tá có bốn bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá); cấp uý có bốn bậc (Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý).- Cấp bậc hàm của sĩ quan chuyên môn kĩ thuật có hai cấp, bảy bậc: Cấp tá có ba bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá); cấp uý có bốn bậc (Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý).- Cấp bậc hàm của hạ sĩ quan (chuyên môn, kĩ thuật, nghĩa vụ) có ba bậc (Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ); chiến sĩ nghĩa vụ có hai bậc (Binh nhì, Binh nhất).Vận dụng trang 21 GDQP 12: Em hãy kể tên và nêu chức năng, nhiệm vụ một tổ chức trong Quân đội hoặc Công an nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố em sinh sống (hoặc em biết).Lời giải:♦ Chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trực thuộc Bộ Công an- Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện quản lí nhà nước về an ninh mạng, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng theo quy định của pháp luật.- Cục Cảnh sát hình sự: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lí các tội phạm về trật tự xã hội.- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lí các loại tội phạm về ma tuý.- Cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện quản lí nhà nước về trật tự xã hội; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện quản lí nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.- Cục Cảnh sát giao thông: Tham mưu, quản lí nhà nước và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa; phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm trật tự, an toàn xã hội trên các tuyến giao thông theo quy định.- Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: Tham mưu và thực hiện công tác cảnh vệ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam, các khu vực trọng yếu và các sự kiện đặc biệt quan trọng.- Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động: Tham mưu và thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.