Trong bài viết này, Vinamex sẽ hướng dẫn cho các bạn thực tập sinh cách điền các loại giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản, gồm: Tờ khai nhập cảnh Nhật Bản, tờ khai hải quan Nhật để các bạn thuận lợi đặt chân sang đất nước mặt trời mọc nhé!
Bạn đang hồi hộp và sung sướng khi cầm trên tay cuốn hộ chiếu du học Nhật Bản. Bạn đã sẵn sàng cho những hành trình mới đang chờ đón bạn ở phía trước. Nhưng bạn lại băn khoăn không biết mình phải bắt đầu từ đâu? Thủ tục ra sao? Cần phải làm những gì? GoToJapan sẽ trang bị cho bạn những cẩm nang cần thiết để giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi tại đất nước mặt trời mọc.
BƯỚC 1: Xuống máy bay theo hướng dẫn đến khu vực hải quan và làm thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản (chỉnh đồng hồ sang giờ Nhật Bản)
(Sau khi kết thúc thủ tục nhập cảnh bạn sẽ được nhận lại hộ chiếu và ra quầy làm thủ tục, đưa Visa kèm hộ chiếu)
BƯỚC 2: Điền tờ khai xuất nhập cảnh và tờ khai hải quan của Nhật Bản.
*** Tờ khai xin phép làm thêm ngoài tư cách lưu trú:
Với sự hỗ trợ của GoToJapan con đường du học của bạn sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết:
» Đội ngũ tư vấn và ban giám đốc dày dạn kinh nghiệm của GoToJapan gồm nhiều người từng giành được học bổng toàn phần chính phủ Nhật và có thời gian dài học tập, sinh sống tại Nhật.
» GoToJapan cam kết hỗ trợ các du học sinh trong suốt quá trình du học, từ khi còn ở Việt Nam cho tới khi sang Nhật Bản.
Đối với người nước ngoài khi nhập cảnh vào Nhật Bản, bạn phải làm thủ tục nhập cảnh gồm 2 thủ tục cơ bản như sau: Điền thông tin thủ tục nhập cảnh và điền tờ khai hải quan. Tất nhiên thông tin sẽ ghi bằng Tiếng Nhật và có thêm ngôn ngữ thông dụng nhiều người dùng như Tiếng Anh, Tiếng Trung. Bạn có thể chọn ghi bằng ngôn ngữ nào cũng được. Lưu ý là khi tái nhập cảnh (sau khi về nước một thời gian) bạn chỉ cần ghi thông tin vào tờ khai hải quan mà không cần ghi tờ khai nhập cảnh.
Khi bạn xuất phát từ Việt Nam, có thể bay thẳng hoặc Transit (bay quá cảnh) qua sân bay nào đó trước khi đến Nhật. Với các hãng bay nước ngoài hoặc Vietnam Airline khi gần đến bất kỳ sân bay nào của Nhật Bản, bạn sẽ được phát cho tờ giấy Thủ tục nhập cảnh và tờ khai hải quan để bạn điền thông tin trước. Bạn có thể được hỏi về chọn ngôn ngữ nào mà bạn hiểu để ghi thông tin. Khi xuống sân bay chỉ việc nộp cho nhân viên hải quan, như vậy sẽ đỡ mất thời gian đi tìm chỗ để giấy này hoặc đông người thì phải chờ đợi người khác viết xong bạn mới có chỗ để ghi thông tin. Tất nhiên đối với những người đã có kinh nghiệm rồi thì không có gì quá khó khăn. Với những bạn lần đầu đến Nhật hoặc lần đầu đến sân bay nào đó ở Nhật thì có thể sẽ bị mất thêm một chút thời gian.
Tuy nhiên kinh nghịệm mình đã từng bay hãng Vietjet Air, đây là hãng bay giá rẻ nên sẽ không được phát những giấy tờ như trên khi ở trên máy bay, vậy khi xuống sân bay bạn cần hỏi nhân viên hướng dẫn ở đó hoặc thấy chỗ nào đông người đứng viết, bạn có thể ra hỏi hoặc tìm tờ khai để ghi thông tin.
Hiện nay trên trang của Bộ tư pháp của Nhật đã có hướng dẫn về cách ghi thủ tục này với 9 thứ tiếng, trong đó có Tiếng Việt, nên bạn có thể yên tâm là nó dễ hiểu. Hình ảnh minh hoạ bằng Tiếng Việt đi kèm Tiếng Nhật như dưới đây.
II. Ghi thông tin vào tờ khai hải quan
Cách điền thông tin vào tờ khai hải quan:
Sau khi bạn cầm trên tay tờ khai nhập cảnh và tờ khai hải quan, bạn xếp hàng và chờ làm thủ tục checkin. Thủ tục sẽ bao gồm, lấy vân tay, chụp ảnh (bạn nhìn thẳng vào camera), và sẽ nhận một vài câu hỏi đơn giản của công an hải quan. Trường hợp bạn đã có nhiều lần sang Nhật hoặc có visa kỹ sư, chuyên gia thì có thể không bị hỏi. Sau thủ tục checkin bạn ra băng chuyền lấy đồ và đã chính thức nhập cảnh vào Nhật Bản rồi đó.
Hy vọng với thông tin như trên bạn có thể tự tin khi làm thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản. Chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời tại đất nước văn minh này.
Trên đây là thông tin hướng dẫn điền tờ khai hải quan khi nhập cảnh Nhật Bản. Hiện nay để thủ tục được thuận lợi hơn, bạn có thể khai báo hải quan online nhập cảnh Nhật Bản, khi làm thủ tục chỉ cần cho xem mã QR code, sẽ thuận tiện và rút ngắn thời gian hơn.
Khi tái nhập cảnh (sau khi về nước một thời gian) bạn chỉ cần ghi thông tin vào tờ khai hải quan (mục II) mà không cần ghi tờ khai nhập cảnh (mục I). Tham khảo tại đây: Một số lưu ý về thủ tục tái nhập cảnh trước khi về nước
Nguồn image: http://www.immi-moj.go.jp
Người nhập cảnh, xuất cảnh kê khai rõ ràng, đầy đủ họ tên theo hộ chiếu, chữ viết in hoa theo thứ tự từng ô trống, ngăn cách giữa họ, tên đệm và tên là 01 ô trống
Ghi quốc tịch theo hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất, nhập cảnh khi xuất, nhập cảnh
Người xuất, nhập cảnh ghi ngày, tháng, năm nhập
Công chức Hải quan xác nhận nội dung khai báo của người xuất cảnh, nhập cảnh, ký tên và đóng dấu công chức
Khai báo tương tự như trang 2 nêu trên
Ghi thời gian quy đổi theo ngày, chỉ dùng cho người nhập cảnh là người nước ngoài để làm căn cứ hoàn thuế GTGT nếu có.
- Đánh dấu “X” vào ô khai báo “Có/Yes” nếu có hàng hóa tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
- Đánh dấu “X” vào ô khai báo “Không/No” nếu không có hàng hóa tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
Khai báo cụ thể trên Tờ khai Hải quan giấy (tên, nhãn hiệu, trị giá), hành lý và thời gian tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
- Đánh dấu “X” vào ô khai báo “Có/Yes” nếu có hàng hóa phải nộp thuế, hoặc mang theo vượt định mức thuế;
- Đánh dấu “X” vào ô khai báo “Không/No” nếu không có hàng hóa phải nộp thuế, hoặc mang theo vượt định mức thuế.
Khai báo cụ thể trên Tờ khai Hải quan giấy (tên, nhãn hiệu, trị giá, số lượng).
Trường hợp phải khai báo cụ thể vào ô “trị giá”:
+ Mang theo đồng Việt Nam tiền mặt có trị giá trên 15.000.000 VNĐ;
+ Mang theo ngoại tệ tiền mặt có trị giá trên 5.000 USD;
+ Mang theo ngoại tệ tiền mặt loại khác có trị giá quy đổi trên 5.000 USD (Bảng Anh, EURO, Canada…);
+ Trường hợp người nhập cảnh mang ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD nhưng có nhu cầu xác nhận của cơ quan Hải quan để gửi vào tài khoản tại Ngân hàng.
Trường hợp phải khai báo khi mang theo kim loại quý (trừ vàng), đá quý có giá trị quy đổi theo tỷ giá liên Ngân hàng:
+ Kim loại quý (trừ vàng): bạc, bạch kim; đồ mỹ nghệ và đồ trang sức bằng bạc, bạch kim; các loại hợp kim có bạc, bạch kim giá trị từ 300.000.000 VND trở lên;
+ Đá quý gồm: Kim cương, Ruby, Saphia, Ê-mơ-rốt giá trị từ 300.000.000 VND trở lên
Khai trọng lượng vàng cụ thể (tính theo đơn vị gam) nếu người xuất, nhập cảnh thuộc một trong các trường hợp nêu tại điểm 4 trang 4 ủa phần Hướng dẫn khai Hải quan
Ghi ngày, tháng, năm nhập/ xuất cảnh và ký, ghi rõ họ tên.