Trường Quốc Tế Châu Á Thái Bình Dương ( APC) là ngôi trường đã được đầu tư trên 100 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 11,3ha với cơ sở vật chất, trang thiết bị hoàn thiện, khang trang và hiện đại thuộc loại hàng đầu trong cả nước. Trường có 2 khu nội trú tiện nghi phục vụ cho học sinh, nhà nghỉ bán trú buổi trưa trang bị mỗi em một giường ngủ. Bếp ăn công nghiệp trang bị hiện đại, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục thể thao với 2 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, bể bơi trong nhà theo tiêu chuẩn quốc gia, nhà thi đấu đa năng, sân điền kinh…đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu rèn luyện thể chất của học sinh…Đội ngũ giáo viên tại Trường APC - Gia Lai được tuyển chọn nhiều kinh nghiệp, nhiệt tình, tận tâm với học sinh và luôn được cập nhập những kiến thức và phương pháp giảng dạy mới, hiện đại. Áp dụng nhiều phương pháp dạy học đổi mới, tiên tiến như: học bằng Sơ đồ tư duy, đọc hiểu nhanh, phương pháp ghi nhớ… để không ngừng nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
MATH EXPRESS ĐỒNG HÀNH CÙNG CON TRÊN LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Đến với MathExpress, mỗi người đều có 1 cá tính, 1 màu sắc, 1 sở trường riêng. Chúng tôi khuyến khích sự sáng tạo trong mỗi nhân viên, mỗi học sinh. Mỗi cá nhân đều được tôn trọng và định hướng, để phát triển và tỏa sáng tùy theo năng lực và tích cách riêng của bản thân.
Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (1267-1285) là một quý tộc nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông, có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Về tiểu sử, sách sử không thấy ghi chép về thân thế, cha mẹ, chủ yếu chỉ nói về khí phách và chiến công của Trần Quốc Toản trong cuộc kháng chiến giữ nước của nhà Trần.
Tháng 10 năm 1282, vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Đại Việt Sử ký toàn thư chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ: “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch”.
Tháng 4 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành vương, Hoài Văn Hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết. Ngày 10 tháng 5 năm đó có người về báo cho vua Trần là: Thượng tướng Trần Quang Khải, Hoài Văn Hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ lớn... Thoát Hoan, Bình chương A Lạt rút chạy qua sông Lô.
Trong các sách sử đều không thấy đề cập cụ thể về cái chết của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Đại Việt Sử ký toàn thư bản kỷ quyển V có viết: “... Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương”. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã đi vào lịch sử là tấm gương tuổi trẻ chí lớn, với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hy sinh tính mạng vì dân tộc.
Lịch sử đấu tranh giữ nước trong suốt các triều đại phong kiến cũng như thời hiện đại của nước ta cũng đã có nhiều tấm gương thanh thiếu niên nước nhà phát huy truyền thống anh hùng vì nước của Trần Quốc Toản. Tên ông ngày nay được đặt cho nhiều trường học, đường phố./.