Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tư duy phản biện được đánh giá là một trong những kỹ năng quan trọng mỗi người cần có. kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc thúc đẩy tính độc lập, nâng cao tính sáng tạo và tự tin giải quyết khó khăn trong cuộc sống.
Nội dung text: Tiểu luận Tư duy phản biện và tư duy sáng tạo
Tư duy phản biện, đây là một thuật ngữ khá quen thuộc với mỗi người. Thế nhưng, trong học tập, công việc hay cuộc sống hàng ngày bạn đã nắm rõ thuật ngữ tư duy phản biện là gì hay chưa? Tại sao tư duy phản biện là một trong các kỹ năng tư duy không thể thiếu? Hay làm thế nào chúng ta có thể rèn luyện kỹ năng này một cách hiệu quả, ứng dụng vào thực tiễn? Hãy cùng khám phá tất tần tật trong bài viết dưới đây.
Tư duy phản biện (tiếng Anh gọi là Critical Thinking) là một kỹ năng tư duy quan trọng, giúp con người có thể nhìn nhận, đánh giá, phân tích và xử lý vấn đề một cách logic và khách quan. Đây là khả năng lập luận, đánh giá một vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau, đặt câu hỏi, sắp xếp lập luận và đưa ra quyết định thông minh dựa trên những dữ liệu thông tin có sẵn.
Tư duy phản biện được hình thành từ các nguyên tắc trí tuệ quan trọng, bao gồm: tính minh bạch, độ chính xác, nhất quán, phù hợp, sâu sắc trong lập luận, sự vững chắc của bằng chứng và sự công bằng trong quan điểm. Để thực hiện điều này, cần phải phân tích kỹ lưỡng các yếu tố trong mọi luận điểm như: vấn đề được đưa ra, mục tiêu, giả định và hậu quả, ý nghĩa,…
Tư duy phản biện tự điều chỉnh là bạn tự nhận thức được và phản hồi ý kiến chủ quan, dù chúng có thể đúng hay sai. Qua đó, người có tư duy này có thể tự điều chỉnh, tự đánh giá, phản hồi lại ý kiến đó, từ đó tự hoàn thiện và đưa ra các ý kiến phù hợp nhất.
Tư duy phản biện ngoại cảnh là quá trình trình bày quan điểm và suy nghĩ mà mỗi người tin là đúng, để phản biện với các ý kiến không chính xác về một vấn đề cụ thể nào đó. Trong bất kỳ tổ chức hay các nhóm, mỗi người thường có những quan điểm và lập luận riêng biệt, điều này có thể dẫn đến sự đối lập trong ý kiến nhằm bảo vệ quan điểm của bản thân.
Nhờ vào tư duy phản biện ngoại cảnh, chúng ta có thể học cách tổng hợp và đánh giá một cách khách quan các ý kiến và lập luận từ người khác. Điều này giúp chúng ta giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả và đúng đắn nhất.
Tại cấp độ đầu tiên này, các cá nhân ở cấp độ này thường không tự đưa ra ý kiến của mình mà chỉ dựa vào nhận định của người khác. Hành động của họ thường thiếu suy nghĩ, không sở hữu các kỹ năng cần thiết để phân tích tư duy phản biện của chính mình.
Hơn nữa, những người ở cấp độ 1 thường không sử dụng các tiêu chuẩn quan trọng trong suy nghĩ như tính lập luận logic, chính xác. Điều này dẫn đến việc họ không nhận ra sự thiếu hụt trong kiến thức và hiểu biết của bản thân.
Tại cấp độ này, cá nhân đã có sự hiểu biết đáng kể về vai trò quan trọng của việc tư duy phản biện và nhận biết được các hạn chế của mình. Họ bắt đầu cố gắng khắc phục điều này bằng cách trình bày quan điểm và suy nghĩ một cách khách quan hơn. Tuy nhiên, điều họ trình bày thường không đủ sâu sắc và thiếu sự tập trung.
Do nhận thức chưa hoàn toàn sâu sắc, họ có thể tự tin quá mức về khả năng của mình, cho rằng bản thân thông minh hơn người khác. Điều này tạo ra một rào cản trong việc học hỏi và phát triển tư duy phản biện lên những cấp độ cao hơn.
Cá nhân ở cấp độ 3 thường bắt đầu chủ động trong việc kiểm soát suy nghĩ và hành vi của mình. Họ nhận ra những suy nghĩ của họ có thể là những điểm mù và cố gắng tìm cách khắc phục.
Những người này cũng bắt đầu nhận thức về ảnh hưởng của cảm xúc và cái tôi trong suy nghĩ của họ. Điều đó cho thấy được rằng, họ bắt đầu có phản ứng nhanh hơn với những lời phê phán, chỉ trích,.. và họ có thể sử dụng chúng để điều chính suy nghĩ của bản thân.
Những người ở cấp độ 4 sẽ nhìn thấy những thiếu xót của bản thân và phát triển những kỹ năng cần thiết để cải thiện. Bản thân những người ở cấp độ này sẽ rèn luyện suy nghĩ tốt hơn bằng việc có kế hoạch bài bản, hệ thống và các phương pháp thực hiện nhằm cải thiện bản thân ngày càng tốt hơn.
Người ở cấp độ này đã hình thành thói quen tư duy phản biện các vấn đề trong cuộc sống, họ thường nhận biết định kiến trong suy nghĩ của chính mình và người khác. Những người này luôn nghiêm khác trong việc phê bình và có kế hoạch rõ ràng để cải thiện bản thân.
Đây là cấp độ cao nhất, nơi tư duy phản biện trở thành phản xạ tự nhiên của não bộ. Những người này có khả năng kiểm soát hoàn toàn quyết định và xử lý thông tin của họ. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia tâm lý học cho rằng rất ít người có thể đạt được cấp độ này.
Tiểu luận Tư duy phản biện và tư duy sáng tạo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Tư duy phản biện và tư duy sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm nổi bật của người có tư duy phản biện
► Xem thêm: Tư duy đột phá là gì? 7 nguyên tắc cơ bản của tư duy đột phá
Tích cực đọc sách trau dồi kiến thức
Việc đọc nhiều tài liệu khác nhau, bao gồm sách, báo và các bài viết trên internet là một phần quan trọng trong quá trình rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện.
Sách là một nguồn thông tin phong phú và đa dạng, đọc sách giúp bạn tiếp xúc với nguồn kiến thức mới, khám phá góc nhìn mới và mở rộng tư duy. Bạn có thể đưa ra các lập luận, ý kiến và quan điểm khác nhau trong một vấn đề thông qua việc đọc sách và đánh giá chúng một cách khách quan.
Bạn có biết, việc đọc sách là cách tuyệt vời để tăng vốn từ vựng và cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ. Khả năng sử dụng từ ngữ chính xác là việc thể hiện ý kiến và lập luận phản biện trở nên logic và sắc bén hơn.
Rào cản khi rèn luyện tư duy phản biện
Nhằm đảm bảo năng lực suy nghĩ thấu đáo, rõ ràng và có quyết định sáng suốt trong mọi trường hợp, bạn cần nhận thức và loại bỏ những tác nhân gây ra các rào cản hạn chế năng lực tư duy phân tích. Bao gồm:
Nhìn chung, quá trình rèn luyện Tư duy phản biện (Critical Thinking) đòi hỏi mỗi người cần dành thời gian, sự kiên trì và đi theo hướng đúng đắn tiếp cận mọi vấn đề trong cuộc sống rõ ràng. Trong đó, để suy nghĩ thấu đáo, đa chiều và đưa ra lập luận, quyết định sáng suốt nhất, bạn cần thấu hiểu chính mình và phá vỡ được những rào cản trong suy nghĩ của bản thân.
Nếu đang gặp khó khăn trên hành trình rèn luyện tư duy phản biện hay không biết nên bắt đầu từ đâu, hãy lựa chọn đồng hành cùng LCV – Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo và phát triển Khai vấn tại Việt Nam từ 2013 theo tiêu chuẩn của ICF (Liên đoàn Khai vấn Quốc tế) qua chương trình Coaching Education Level 1 hoặc Dịch vụ khai vấn cá nhân (Coaching 1:1) .
Với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia đào tạo và khai vấn LCV dày dặn kinh nghiệm, sau khóa học, bạn sẽ nhận được những lợi ích vượt trội để phát triển tư duy biện luận:
Những điều cần tránh để phát triển tư duy phản biện
► Xem thêm: Cách rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo hiệu quả
Giả sử bạn đã nghe một tin tức nổi bật trên mạng xã hội về một sự kiện quan trọng sắp diễn ra. Tuy nhiên, bạn bắt đầu cảm thấy nghi ngờ về tính đáng tin cậy của thông tin này. Vì có thêm luồng thông tin thứ hai rằng tin tức này chỉ đang câu like, câu view chứ không có thật.
Đầu tiên, bạn cần đặt ra những câu hỏi về nguồn tin này:
Tiếp theo, bạn cần phân tích cũng như kiểm tra nguồn thông tin này. Bạn xem xét các dấu hiệu có thể nguồn tin là giả mạo, có thể kiểm tra từ các nguồn tin khác đăng về sự kiện này có tính logic nguồn gốc đăng có rõ ràng thông tin hay không. Nếu không có nguồn thông tin chính thống xác nhận về sự kiện này, bạn hãy cảnh giác về độ tin cậy của tin tức đó.
Dựa trên các thông tin đã kiểm tra và sự nghi ngờ của bạn, bạn đưa ra kết luận rằng tin tức này không đáng tin cậy. Và thay vì chia sẻ thông tin mà bạn không tin tưởng hay đưa quyết định vội vàng, bạn quyết định theo dõi tình hình, tìm kiếm thêm nguồn đáng tin cậy và duyệt thông tin một cách khách quan và công tâm.