Đâu Không Phải Ngành Nghề Thuộc Ngành Cơ Khí

Đâu Không Phải Ngành Nghề Thuộc Ngành Cơ Khí

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Ngành kỹ thuật cơ khí gồm những nghề nào?

Khi nhắc tới cơ khí, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các công xưởng, máy móc. Ở đó, những người thợ cơ khí sẽ sử dụng những công cụ như máy phay,tiện, bào, hàn,… để gia công các vật liệu sắt thép, sau đó lắp ráp các chi tiết lại với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật, các sinh viên theo học nghề cơ khí sẽ được đào tạo các ngành kỹ thuật thiết kế, lập trình cơ khí như:

Có thể nói, ngành kỹ thuật cơ khí rất rộng, từ cơ khí chế tạo máy, cơ khí đóng tàu,… đến cơ khí quân sự. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số ngành nghề cơ khí phổ biến, thường gặp và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta.

Nghề cơ khí hàn hay thợ hàn là một trong những nghề cần thiết trong hầu hết các ngành nghề liên quan đến quá trình xây dựng, gia công, sản xuất. Công việc của một thợ hàn là lắp ráp, chế tạo nên những công cụ bằng sắt, thép, nhôm, inox,… thành thang máy, cửa sắt, xe đẩy,… dựa theo thiết kế ban đầu.

Công việc của người thợ hàn đôi lúc cũng nguy hiểm khi bạn phải leo trèo trên các tòa nhà, công trình để hàn chi tiết, mối nối sắt ở trên cao. Bên cạnh đó, người thợ hàn cũng thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng phát ra khi hàn, khói kim loại bị đốt cháy đốt lên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Với nghề kỹ sư chế tạo máy, bạn sẽ làm những công việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… các loại máy móc, thiết bị cần có trong các nhà máy, công xưởng. Theo một số mô tả công việc của một Kỹ sư cơ khí chế tạo máy mà chúng tôi tìm hiểu gồm có một công việc như sau:

Sản phẩm cơ khí được chế tạo bằng phương pháp Phay CNC

Như vậy có thể thấy, một kỹ sư cơ khí chế tạo máy ngày nay, ngoài kỹ năng cơ khí thông thường, còn cần phải biết những kỹ năng vi tính văn phòng, biết sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế trên máy tính như AutoCad, Solidworks, MasterCam...

Giới thiệu: Nghề Lập trình và Vận hành máy Phay CNC là gì?

Cơ khí là nghề phổ biến hiện nay tại Việt Nam với nhu cầu tuyển dụng lao động có ở khắp mọi vùng trên cả nước. Bạn mong muốn trở thành một kỹ sư cơ khí và đang tìm kiếm một nơi để học ngành, nghề cơ khí uy tín. Hãy cùng tham khảo tiêu chí đánh giá trường, trung tâm dạy nghề cơ khí tốt nhất và danh sách các trường đào tạo nghề uy tín. Từ đó lựa chọn được cho mình một nơi học phù hợp.

Giải quyết vấn đề tốt có tính bức phá

Giải quyết vấn đề là một kỹ năng cốt lõi và không thể thiếu trong ngành này. Một kỹ sư cơ khí giỏi không chỉ dừng lại ở việc khắc phục các sự cố kỹ thuật mà còn phải vượt qua những thách thức phức tạp, trả lời các câu đố phức tạp nằm giữa bạn và sản phẩm/thiết bị/hệ thống cơ khí một cách tối ưu. Ngoài ra, tính bứt phá trong giải quyết vấn đề đòi hỏi kỹ sư cơ khí phải vượt ra ngoài các giới hạn của những phương pháp truyền thống, nhìn thấy những điều mà người khác không thấy, và tạo ra thứ gì đó từ con số không.

Tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí ra trường làm gì?

Sinh viên mới ra trường có đủ trình độ văn hóa, kỹ thuật và năng lực thực hành sẽ có nhiều cơ hội phát triển với các vị trí như:

Kỹ sư cơ khí: thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm

Chuyên viên điều khiển máy móc, thiết bị

Cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,...

Kinh doanh thuộc lĩnh vực cơ khí

Sinh viên chuyên ngành kỹ thuật cơ khí động lực còn có thể đảm nhận các công việc tại những tập đoàn lớn như Honda, Thaco, Toyota, Hyundai, Audi, Doosan,… hoặc các cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông ở các tỉnh.

Nếu gắn bó với nghề lâu, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên những chức vụ cao hơn như trưởng bộ phận kỹ thuật, quản lý, giám đốc kỹ thuật,... tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.

Mức lương cơ bản của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, khối lượng công việc, kinh nghiệm làm việc, trình độ, kỹ năng và cấp bậc quản lý... Đối với sinh viên mới tốt nghiệp hoặc chưa có kinh nghiệm thì mức lương trung bình từ 5 - 7 triệu/tháng. Đối với những bạn đã có kinh nghiệm từ một năm thì mức lương có thể dao động từ 8 - 15 triệu đồng/tháng.

Kỹ thuật cơ khí còn là ngành có nhu cầu cao nhân lực lớn ở các nước phát triển. Nếu bạn có lợi thế ngoại ngữ, thu nhập khi đi làm ở nước ngoài cũng cao hơn:

Tại Mỹ, vị trí ​kỹ sư cơ khí có mức lương khởi điểm là 107,000 USD/năm. Mức lương trung bình là 136,768 USD/năm.

Tại Anh, một kỹ sư cơ khí ở Vương quốc Anh có thể mong đợi mức lương khởi điểm từ 48,632 đến 131,744 GBP mỗi năm

Tại Canada, với mức lương trung bình khoảng 78,482 USD/năm, và dao động ở mức thấp nhất là 60,000 USD và cao nhất là 91,000 USD mỗi năm.

Tại Úc, với mức lương trung bình khoảng 98,000 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 74,000 USD/năm và cao nhất khoảng 120,000 USD/năm.

Ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí là gì?

Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering) là ngành ứng dụng các nguyên tắc vật lý để tạo ra các loại máy móc hay thiết bị hữu dụng. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động,... nhằm phục vụ cho công tác thiết kế các phương tiện giao thông, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ gia dụng, máy móc và thiết bị, dây chuyền sản xuất. Ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí góp phần phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới với tính năng vượt trội hơn.

Bắt đầu tích lũy kinh nghiệm làm kỹ sư cơ khí từ sớm

Hãy bắt đầu phát triển các kỹ năng Kỹ thuật Cơ khí của bạn bằng cách tham gia thực tập, làm các công việc bán thời gian, tình nguyện, hoặc theo dõi các chuyên gia trong quá trình học đại học. Bạn sẽ có cơ hội tốt nhất để không chỉ tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc mà còn có cái nhìn thực tế về cách hoàn thành công việc.

Học ngành kỹ thuật cơ khí ở đâu?

Hiện nay tại Việt Nam, ngành kỹ thuật cơ khí được đào tạo ở nhiều trường đại học, học viện, cao đẳng kỹ thuật và trung cấp chuyên nghiệp nằm rải rác trên cả nước. Các trường đại học trọng điểm quốc gia chuyên sâu đào tạo ngành cơ khí bao gồm: Đại học Bách khoa Hà Nội - Đà Nẵng - Hồ Chí Minh, Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Đại học Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên,...

Phần lớn các trường ở Việt Nam tuyển sinh ngành cơ khí với các khối như:

D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

Đặc biệt, với mong muốn du học ngành cơ khí để tiếp cận những công nghệ tiên tiến tại những nước phát triển nhất thì bạn có thể tham khảo một số điểm đến du học uy tín do Hotcourses Vietnam gợi ý sau đây:

Bạn lưu ý là bấm vào link "Xem [số] khóa học Kỹ thuật cơ khí" để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường.

Nhìn chung, có hai chương trình bằng cấp chính trong ngành kỹ thuật cơ khí tại các trường đại học trong và ngoài nước: Cử nhân và Thạc sĩ. Thời gian học dao động từ 2 - 5 năm bao gồm cả khóa thực tập. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về du học ngành kỹ thuật cơ khí ở các nước tiên tiến khác trên thế giới, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.