DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
HỌC TIẾNG TRIỀU TIÊN CÓ KHÓ KHÔNG?
Tiếng Hàn là một trong những ngôn ngữ dễ học nhất thế giới, nhưng trong bảng xếp hạng độ khó của ngôn ngữ với người nói tiếng Anh thì tiếng Hàn có cấp độ khó cao vì không có điểm chung với tiếng Anh.
Để chắc chắn học tiếng Hàn của Bắc Triều Tiên có khó không bạn có thể tham khảo bài viết: Học tiếng Hàn có khó không?
NHỮNG NGÔN NGỮ KHÁC ĐƯỢC NÓI Ở BẮC TRIỀU TIÊN
Ngoài tiếng Triều Tiên Chuẩn được xây dựng dựa trên giọng Seoul, thì ở Triều Tiên vẫn có một số ngôn ngữ khác được sử dụng, cụ thể:
• Tiếng Anh: Một trong số những ngoại ngữ được dạy ở các trường học Bắc Triều Tiên nhưng không được sử dụng phổ biến như tiếng Hàn.
• Tiếng Nga & tiếng Trung Quốc: Chỉ có 1 số người dân Bắc Triều Tiên mới nói được 2 thứ tiếng này bởi mối quan hệ gần gũi với Nga và Trung của Bắc Triều Tiên.
• Tiếng Chaoxian thuộc nhóm ngôn ngữ Hàn - Mãn: được nói bởi một số người dân Triều Tiên sống gần biên giới Trung Quốc và người Hàn sống tại Trung Quốc.
Như vậy, Máy Phiên Dịch . VN đã chia sẻ đến các bạn Bắc Triều Tiên nói tiếng gì. Hi vọng qua bài viết các bạn đã tìm thấy câu trả lời ngôn ngữ chính thức của Triều Tiên, một quốc gia với chính sách cô lập nhưng có tầm ảnh hưởng lớn đối với tình hình chính trị thế giới.
Nam Triều Tiên nói tiếng gì? Tiếng Hàn Quốc "한국어" (Hangugeo)
Hàn Quốc tiếng Hàn gọi là gì? "한국" (Hanguk)
Triều Tiên trong tiếng Hàn là gì? "북한" (Bukhan): Bắc Hàn (cách nói của người Hàn Quốc) hoặc "조선" (Chosŏn) (cách nói của người Triều Tiên)
Tiếng Hàn Quốc đứng thứ mấy thế giới?
Vì sao Hàn Quốc và Triều Tiên bị chia cắt
Top 9+ Máy Phiên Dịch HOT Nhất Hiện Nay
Danh sách Các ngôn ngữ trên thế giới
Mùa đông Hàn Quốc năm nay kéo dài và lạnh một cách bất thường trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Hàn Quốc hứng chịu những đợt tuyết rơi dày với nhiệt độ giảm mạnh xuống khoảng -10 độ C. Tương tự, truyền thông Bắc Triều Tiên cũng đã đưa tin về thời tiết lạnh và những trận tuyết rơi dày đặc. Nhiều người thắc mắc miền Bắc có cơ quan dự báo thời tiết chính thức nào giống Cục khí tượng và thủy văn Hàn Quốc hay không. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ quan khí tượng của Bắc Triều Tiên.
Lịch sử thành lập Cục khí tượng và thủy văn Bắc Triều Tiên
Tương tự Cục khí tượng và thủy văn Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên cũng có cơ quan phụ trách các vấn đề về thời tiết mang tên Cục khí tượng và thủy văn Bắc Triều Tiên. Ngày 10/7/1946, Ủy ban nhân dân lâm thời miền Bắc thành lập Đài khí tượng trung ương thuộc Cục Nông dân. Cơ quan này sau đó chuyển về trực thuộc Nội các vào năm 1952, được tổ chức lại thành Cục khí tượng và thủy văn vào năm 1961 và trở thành một cơ quan độc lập vào năm 1995. Hiện tại, Cục khí tượng và thủy văn miền Bắc có trạm quan sát thời tiết ở các quận và thành phố, quản lý nhiều trung tâm nghiên cứu khác nhau. Tháng 8/1996, cơ quan này đã xây dựng một trạm thu nhận vệ tinh thời tiết nhằm đưa ra các dự báo thời tiết tầm trung và tầm xa nhanh chóng và chính xác hơn.
Sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Kim Jong-un đến công tác sự báo thởi tiết
Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới Cục khí tượng và thủy văn. Ông Kim là nhà lãnh đạo đầu tiên của miền Bắc tới thăm cơ quan này vào tháng 6/2014. Cục khí tượng và thủy văn cũng là cơ quan Chính phủ đầu tiên của miền Bắc được chuyến đến công trình khu nhà quy mô lớn mang tên "Đường nhà khoa học tương lai" dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Kim Jong-un. Khi đến thăm Cục khí tượng và thủy văn vào năm 2014, Chủ tịch Kim Jong-un đã kiểm tra các phòng ban và cơ sở vật chất cùng các dự án liên quan đến quan trắc và dự báo thời tiết, nhấn mạnh dự báo thời tiết phải chính xác thì mới bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân khỏi các thảm họa thiên nhiên và giúp các ngành nông nghiệp và thủy sản không bị thiệt hại. Theo đó, nhà lãnh dạo Kim ra lệnh cho cơ quan này nâng cấp hệ thống dự báo.
Bắc Triều Tiên ứng dụng công nghệ trong dịch vụ sự báo thời tiết
Dưới sự chỉ đạo của ông Kim Jong-un, Cục khí tượng và thủy văn Bắc Triều Tiên đã tập trung hiện đại hóa hệ thống, ứng dụng các phương pháp khoa học hiện đại nhằm nâng cao độ chính xác của các dự báo thời tiết. Nhờ vậy, cơ quan này đã cho ra đời một ứng dụng thời tiết mới trên điện thoại di động, tích hợp công nghệ thông tin có khả năng cung cấp thông tin thời tiết ở các địa phương lớn, phù hợp với từng lĩnh vực nông nghiệp và hàng hải. Bắc Triều Tiên cũng đã phát triển một chương trình có tên “Thời tiết 2.0”, hiển thị cảnh báo thiên tai khi có mưa lớn, gió mạnh, lũ lụt hoặc thủy triều lớn tới các máy tính được kết nối với mạng quốc gia.
Đài truyền hình Bắc Triều Tiên thay đổi phong cách dự báo thời tiết
Dưới thời cố Chủ tịch Kim Jong-il, biên tập viên bản tin dự báo thời tiết chỉ ngồi và đọc kịch bản một cách cứng nhắc. Tuy nhiên, phong cách đưa tin đã thay đổi dưới thời Chủ tịch Kim Jong-un. Từ ngày 27/4/2019, một nữ biên tập viên trẻ đã được giao nhiệm vụ đứng trước màn hình lớn để cung cấp thông tin thời tiết. Cô sử dụng cử chỉ tay, cung cấp các thông tin về sức khỏe, giống với các biên tập viên trong các bản tin thời tiết Hàn Quốc. Ngoài ra, các quan chức từ Cục khí tượng và thủy văn cũng xuất hiện trên tivi để giải thích tình hình mưa lớn. Cùng với đó, Đài truyền hình trung ương Bắc Triều Tiên cũng đã lập một góc mới mang tên “Thông báo của Cục khí tượng và thủy văn” để liên tục cập nhật những thay đổi thời tiết.
Độ chính xác của dự báo thời tiết tại Bắc Triều Tiên
Rất khó xác định độ chính xác của các bản tin thời tiết tại Bắc Triều Tiên do miền Bắc hầu như không tham gia vào các chương trình hợp tác quốc tế dù đã gia nhập Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) năm 1975. Bình Nhưỡng không tiết lộ thông tin thời tiết với nước ngoài vì coi đây là thông tin quân sự nhạy cảm. Tuy nhiên, nếu xem xét các trạm quan sát thời tiết và các thiết bị liên quan của miền Bắc, nhiều người cho rằng dự báo thời tiết của Bắc Triều Tiên có độ chính xác chỉ tương tự của Hàn Quốc vào những năm 1990. Miền Bắc không sở hữu siêu máy tính hoặc vệ tinh thời tiết. Cục khí tượng và thủy văn miền Bắc có thể nắm được tình hình thời tiết một cách tổng thể, nhưng trên thực tế rất khó để đưa ra dự báo chi tiết, như lượng mưa cụ thể của từng khu vực. Theo báo cáo sau chuyến thăm Cục khí tượng và thủy văn Bắc Triều Tiên năm 2011 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), thiết bị và hệ thống dự báo thời tiết của cơ quan này đã lỗi thời và cần khoảng 4 triệu USD viện trợ quốc tế để cải thiện.
Mặc dù chịu ảnh hưởng điều kiện khí quyển giống nhau, hai miền Nam-Bắc không trao đổi thông tin thời tiết vì Bắc Triều Tiên cho rằng thông tin này phải được bảo mật nghiêm ngặt. Nếu sử dụng siêu máy tính của Hàn Quốc hoặc dữ liệu từ hệ thống radar thời tiết tại đảo Baengnyeong giáp với miền Bắc mà Hàn Quốc sở hữu, Bình Nhưỡng có thể nâng cao đáng kể độ chính xác của các dự báo. Hy vọng miền Bắc sẽ xem xét trao đổi dữ liệu thời tiết với miền Nam để cung cấp cho người dân những thông tin thời tiết chính xác và kịp thời.
SO SÁNH TIẾNG TRIỀU TIÊN VÀ TIẾNG HÀN QUỐC
Tiếng Triều Tiên (Bắc Triều Tiên)
Tiếng Hàn Quốc (Nam Triều Tiên)
Sử dụng tiếng Triều Tiên chuẩn, duy trì ngôn ngữ bằng cách tạo ra từ mới từ các từ gốc Hàn.
Có xu hướng mượn từ vựng từ tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác
Cả 2 quốc gia đều sử dụng cùng 1 bảng chữ cái Hangul.
Hiện Hàn Quốc và Triều Tiên đang thực hiện dự án biên soạn cuốn từ điển tiếng Hàn thống nhất gọi là “Đại từ điển tiếng Hàn” để vượt qua rào cản ngôn ngữ gây khó khăn cho người tị nạn miền Bắc.
Hầu như loại bỏ hoàn toàn toàn Hán tự trong ngôn ngữ, thay thế bằng từ ngữ thuần Hàn.
Vẫn còn sử dụng chữ Hán (Hán tự) trong một số hoàn cảnh.
Cấu trúc câu mang tính cổ điển.
Cấu trúc câu mang tính hiện đại hơn.
Ngôn ngữ Bắc Hàn du nhập nhiều từ tiếng Trung và tiếng Nga.
Ngôn ngữ Nam Hàn chứa nhiều cách biểu hiện của tiếng Anh và tiếng Nhật.
Ngữ pháp 2 ngôn ngữ rất giống nhau, đều sử dụng cấu trúc tiếng Hàn cơ bản: “Chủ ngữ - Bổ ngữ - Vị ngữ”.
Âm giọng nặng và ngữ điệu rõ ràng.
Âm giọng nhẹ hơn so với người Triều Tiên.
Phát âm và viết tất cả âm tiết “r” & một số âm tiết “n”.
Dùng phụ âm đôi để phát âm (ví dụ: “wonssu” (kẻ thù) và “bokssu” (báo thù) để nghe có vẻ dữ dằn hơn.
Không phát âm và viết âm tiết “r” cùng 1 số âm tiết “n”.
Âm “s” được thêm vào khi cấu thành 1 số từ ghép.
Bắc Triều Tiên dùng "얼음과자" (eoreumgwaja): bánh kẹo đông lạnh (chỉ cho kem).
Nam Triều Tiên dùng "아이스크림" (aiseukeurim): kem (lai với từ tiếng Anh là icecream).